Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: bảo hiểm xã hội; tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động; quản lý lao động. Mời các bạn cùng tham khảo! | Chương 5 BẢO HIỂM XÃ HỘI 1. KHÁI NIỆM BẢO HIỂM XÃ HỘI . Sơ lược lịch sử phát triển của bảo hiểm xã hội Việt Nam và khái niệm bảo hiểm xã hội . Sơ lược lịch sử phát triển của bảo hiểm xã hội Việt Nam Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người con người thông qua lao động để nuôi sống bản thân mình. Song không phải lúc nào lao động cũng tạo ra của cải vật chất tạo ra thu nhập để phục vụ cho con người. Con người có lúc phải đối mặt với những khó khăn do tự nhiên đem lại hoặc gặp những biến cố rủi ro bất ngờ xảy ra như bị ốm đau bị tai nạn bị mất khả năng lao động hay suy giảm khả năng lao động. Điều này dẫn đến việc con người phải nương tựa vào nhau và cùng giúp đỡ nhau để giải quyết vấn đề bằng nhiều cách khác nhau. Trong xã hội khi con người gặp những biến cố trên họ liên kết với nhau trên tinh thần đoàn kết tương trợ giữa các thành viên trong cộng đồng để gánh vác sẻ chia bớt khó khăn. Và một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để dàn trải những rủi ro bất lợi cho người lao động là tiến hành lập một quỹ tiền tệ tập tung trên phạm vi quốc gia và tiến hành bảo hiểm cho các đối tượng người lao động trong phạm vi của quỹ này. Việc người lao động tham gia vào bảo hiểm thông qua quá trình tạo lập quỹ và phân phối quỹ có rất nhiều ý nghĩa khác nhau - Thứ nhất trợ giúp một phần vật chất cần thiết cho người lao động trong các trường hợp người lao động bị ốm đau thai sản tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp hay các khó khăn rủi ro khác xảy ra. - Thứ hai họat động bảo hiểm xã hội có thể bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người lao động góp phần làm cho đời sống kinh tế của người lao động được giữ vững ổn định. Khi cuộc sống của người lao động đảm bảo ổn định sẽ hạn chế sự phân biệt đối xử giảm bớt sự phân cách giàu nghèo và sự cùng khổ của người lao động cũng như những người cao 78 tuổi những người tàn tật mất sức lao động giúp cho người lao động an tâm làm việc khi còn sức lao động góp phần ổn định xã hội tạo động lực phát triển kinh tế đất nước. - Thứ ba họat động .