Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Trình tự, thủ tục tại phiên toà sơ thẩm; Thủ tục phúc thẩm dân sự; Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm và thủ tục đặc biệt của hội đồng thẩm phán toà án nhân tối cao; Thủ tục giải quyết việc dân sự; Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài; .Mời các bạn cùng tham khảo! | Chương 9 TRÌNH TỰ THỦ TỤC TẠI PHIÊN TOÀ SƠ THẨM 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ PHIÊN TÒA SƠ THẨM DÂN SỰ Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự thông qua phiên tòa sơ thẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì phiên toà là sự thể hiện rõ nhất chức năng xét xử của Toà án. Các quy định về thủ tục phiên toà sơ thẩm được quy định khá rõ ràng cụ thể trong BLTTDS 2004 thể hiện . Nguyên tắc tiến hành phiên toà sơ thẩm Xét xử sơ thẩm vụ án dân sự liên tục và căn cứ vào kết quả tranh tụng. Việc xét xử vụ án dân sự được thể hiện bằng lời nói và tiến hành liên tục trừ thời gian nghỉ. Bản án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh tụng việc hỏi tại phiên toà và các chứng cứ đã được kiểm tra xem xét tại phiên toà khoản 1 Điều 197 BLTTDS 2004 . Quy định thể hiện rõ việc thực hiện cải cách tư pháp ở nước ta đảm bảo sự độc lập khi xét xử. Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tố tụng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hiệu quả xét xử cũng như đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tranh chấp. Chỉ thông qua tranh tụng tại phiên toà các chứng cứ tài liệu có trong hồ sơ vụ án được xem xét thẩm định khách quan đảm bảo cho việc ra các phán quyết của Toà án. Trong trường hợp đặc biệt việc xét xử có thể tạm ngừng không quá năm ngày làm việc. Khi hết thời hạn tạm ngừng thì việc xét xử vụ án được tiếp tục. Quy định này nhằm đảm bảo cho Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng nhận thức liên tục các tình tiết của vụ án và giải quyết dứt điểm từng vụ án dân sự. . Sự có mặt của những người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng a. Sự có mặt của những người tiến hành tố tụng Đối với Hội đồng xét xử Theo quy định tại Điều 52 thành phần Hội đồng xét xử vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp 215 đặc biệt thì Hội đồng xét xử có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Tại phiên tòa dân sự sơ thẩm vai trò của Hội đồng xét xử hết sức quan trọng nếu thiếu một thành viên thì phiên toà không thể tiến hành. Hội đồng xét xử nhân danh Nhà nước để