Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không chỉ tập trung vào tự do hóa đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa mà còn mở rộng đối với lĩnh vực dịch vụ và đầu tư, trong đó có các ngành dịch vụ tài chính ngân hàng. Mời các bạn tham khảo! | NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP TS. Nguyễn Thanh Phương1 Tóm tắt Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP không chỉ tập trung vào tự do hóa đối với lĩnh vực thương mại hàng hóa mà còn mở rộng đối với lĩnh vực dịch vụ và đầu tư trong đó có các ngành dịch vụ tài chính ngân hàng. Các nước TPP cam kết tuân thủ các nghĩa vụ mở cửa thị trường dịch vụ theo cách tiếp cận chọn bỏ ngoại trừ những lĩnh vực được đưa vào danh mục bảo lưu có chọn lọc. Việc thực thi Hiệp định này mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng có nhiều thách thức lớn đối với ngành dịch vụ tài chính của Việt Nam. 1. Giới thiệu về Hiệp định TPP quá trình gia nhập TPP của Việt Nam và các cam kết trong lĩnh vực tài chính ngân hàng . Hiệp định TPP Hiệp định TPP tên tiếng Anh là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement là Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương. Hiệp định này khởi nguồn là Hiệp định Đối tác kinh tế chặt chẽ hơn do nguyên thủ 3 nước Chilê Niu Di-lân và Singapore P phát động đàm phán nhân dịp Hội nghị Cấp cao APEC 2002 tổ chức tại Mê-hi-cô. Tháng 4 năm 2005 Brunei xin gia nhập với tư cách thành viên sáng lập trước khi vòng đàm phán cuối cùng kết thúc biến P3 thành P4 do ban đầu chỉ có 3 nước tham gia . Đây là một Hiệp định Tự do Thương mại thế hệ mới chính thức được ký kết giữa 4 quốc gia trên vào ngày 3 6 2005 và có hiệu lực từ ngày 28 5 2006. Từ tháng 9 năm 2008 Mỹ tuyên bố tham gia TPP. Tiếp theo đó tháng 11 năm 2008 Úc và Pê-ru cũng tuyên bố tham gia TPP. Tại buổi họp báo công bố việc tham gia của Úc và Pê-ru đại diện các bên khẳng định sẽ đàm phán để thiết lập một khuôn khổ mới cho TPP. Kể từ đó các vòng đàm phán TPP được lên lịch và diễn ra cho đến nay. Ban đầu Hiệp định TPP - P4 có phạm vi điều chỉnh rộng bao gồm cả hàng hóa dịch vụ vệ sinh an toàn thực phẩm SPS rào cản kỹ thuật TBT chính sách cạnh tranh sở hữu trí tuệ mua sắm chính phủ và minh bạch hóa. Theo đánh giá thì điểm nổi 1 Trường Đại học Thương mại. Email .