Nợ nước ngoài của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Bài viết tập trung phân tích, đánh giá thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 theo hệ thống chỉ tiêu đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế; từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam. | NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TS. Phùng Việt Hà1 Tóm tắt Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế các quốc gia đang phát triển sử dụng nợ nước ngoài như một công cụ đòn bẩy tăng trưởng kinh tế thực thi các mục tiêu kinh tế xã hội. Tuy nhiên những hạn chế trong giám sát và quản lý nợ nước ngoài là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ nước ngoài. Bài viết tập trung phân tích đánh giá thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014 theo hệ thống chỉ tiêu đánh giá của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam. Từ khóa nợ nước ngoài nợ công 1. Tổng quan lý thuyết về nợ nước ngoài Theo IMF nợ nước ngoài là khoản nợ của người cư trú với người không cư trú. Theo Điều 3 Khoản 5 Luật quản lý nợ công của Việt Nam nợ nước ngoài của một quốc gia là tổng khoản nợ nước ngoài của Chính phủ nợ được Chính phủ bảo lãnh nợ của doanh nghiệp và các tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay tự trả theo quy định pháp luật của Việt Nam. Trên phương diện chủ thể đi vay nợ nước ngoài mang lại nhiều tác động tích cực. Một là nợ nước ngoài đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển. Đối với các quốc gia đang phát triển khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư còn hạn chế thì nợ nước ngoài là giải pháp được nhiều quốc gia lựa chọn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế rút ngắn thời gian tích tụ và tập trung vốn. Hai là nợ nước ngoài góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia các quốc gia đang phát triển sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài để đầu tư cho cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nâng cao trình độ dân trí thúc đẩy chuyển giao kỹ thuật nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả kinh doanh. Ba là nợ nước ngoài là nguồn bù đắp sự thâm hụt cán cân thanh toán sử dụng nguồn vốn từ các khoản vay nước ngoài bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán cho mục đích đầu tư là biện pháp cải thiện cán cân trong dài hạn. 1 Trường Đại học Thương mại. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.