Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm góp phần nhỏ giúp giáo viên tiếp cận phương pháp dạy học định hướng phát triển NL khoa học cho HS qua việc phân tích và xác định cấu trúc năng lực khoa học theo quan điểm PISA; phân tích các bước tiến hành cùng hoạt động của GV và HS trong chu trình học 5E. | PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Trong đổi mới giáo dục ở hầu khắp các nước trên thế giới người ta rất quan tâm đến phát triển năng lực cho học sinh thông qua các môn học thể hiện đặc biệt rõ nét trong quan điểm trình bày kiến thức và phương pháp dạy học thông qua chương trình sách giáo khoa. Ở Việt nam nghị quyết số 29 Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ các quan điểm mục tiêu nhiệm vụ và giải pháp trong đó có nhấn mạnh Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất năng lực của người học. Khoa học có vai trò quan trọng trong giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay của đất nước. Do đó chiến lược giảng dạy và phát triển năng lực NL khoa học cho học sinh HS là rất quan trọng trong dạy học. Năng lực khoa học là một trong những năng lực đánh giá PISA. Trong chương trình giáo dục trung học phổ thông THPT quá trình dạy học các môn Khoa học tự nhiên nói chung môn Địa lí nói riêng có nhiều ưu thế trong việc phát triển NL khoa học cho học sinh. Khảo sát thực tiễn dạy học hiện nay cho thấy nhiều giáo viên GV mong muốn phát triển NL khoa học cho HS. Tuy nhiên đa số GV còn lúng túng vì chưa thực sự hiểu về NL khoa học cũng như chưa biết cách thiết kế tổ chức các hoạt động dạy học hoạt động giáo dục nhằm phát triển NL khoa học cho HS. Một trong những hướng rèn luyện NL khoa học cho học sinh là vận dụng chu trình 5E. Theo Inquiry amp 5E Instructional Model p1 Mô hình giảng dạy học 5E thúc đẩy việc học tập tích cực hợp tác HS được tham gia nhiều hơn nghe và đọc. HS được phát triển kỹ năng phân tích và đánh giá bằng chứng trải nghiệm và thảo luận. HS hợp tác với những người khác để giải quyết các vấn đề và lên kế hoạch điều tra. Nhiều HS thấy rằng họ học tốt hơn khi họ làm việc với những người khác trong môi trường hợp tác. Khi hoạt động học tập hợp tác hướng tới việc tìm hiểu khoa học HS thành công trong việc khám phá riêng của mình. Họ luôn đặt .