Hệ tọa độ không gian quốc gia gắn liền với mảng kiến tạo - xu thế của việc xây dựng hệ tọa độ quốc gia hiện đại trên thế giới

Do mạng lưới độ cao hạng I, II đã khai thác nhiều năm, các mốc độ cao bị xê dịch do các hoạt động kinh tế - xã hội và kiến tạo, việc đo lặp lại mạng lưới này rất tốn kém về kinh phí và thời gian, nên nhiều nước đã chỉ lựa chọn các mốc độ cao ổn định trên thực địa để làm khớp với mô hình quasigeoid được xây dựng nhờ dữ liệu trọng lực. Mời các bạn tham khảo! | Nghiên cứu HỆ TỌA ĐỘ KHÔNG GIAN QUỐC GIA GẮN LIỀN VỚI MẢNG KIẾN TẠO - XU THẾ CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ TỌA ĐỘ QUỐC GIA HIỆN ĐẠI TRÊN THẾ GIỚI HÀ MINH HÒA Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ Tóm tắt Trong quá trình xây dựng hệ tọa độ không gian quốc gia một vấn để được quan tâm là sự ổn định của hệ độ cao quốc gia trong bài toán xác định mô hình quasigeod độ chính xác cao. Do mạng lưới độ cao hạng I II đã khai thác nhiều năm các mốc độ cao bị xê dịch do các hoạt động kinh tế - xã hội và kiến tạo việc đo lặp lại mạng lưới này rất tốn kém về kinh phí và thời gian nên nhiều nước đã chỉ lựa chọn các mốc độ cao ổn định trên thực địa để làm khớp với mô hình quasigeoid được xây dựng nhờ dữ liệu trọng lực. Ở Việt nam mô hình quasigeoid VIGAC2017 cũng được xây dựng theo cách tiếp cận này. Ngoài ra hiện nay hệ tọa độ không gian quốc gia là hệ tọa độ gắn liền với mảng kiến tạo. Bài báo khoa học này sẽ xem xét các vấn đề nêu trên. 1. Đặt vấn đề Trong lĩnh vực Đo đạc và Bản đồ theo cách tiếp cận truyền thống các cơ sở khống chế tọa độ mặt bằng và độ cao quốc gia là các điểm thiên văn trắc địa hạng I II và các điểm độ cao hạng I II nhà nước một cách tương ứng. Đặc điểm của các điểm khống chế tọa độ mặt bằng và các điểm khống chế độ cao nhà nước là chúng được xây dựng riêng rẽ không gắn kết với nhau ngoài ra các điểm khống chế độ cao nhà nước thuộc mạng lưới độ cao hạng I II được xây dựng trong một giai đoạn rất dài và rất tốn kém chi phí của Nhà nước do vừa phải đảm bảo sự thông hướng giữa hai điểm kề nhau phụ thuộc vào đặc điểm của địa hình vừa phải đo đi đo về riêng các điểm độ cao hạng I còn đòi hỏi phải đo thêm đường trái đường phải. Không những thế các điểm khống chế độ cao nhà nước thường không ổn định do sự dịch chuyển của vỏ trái đất đặc biệt ở các khu vực không ổn định về mặt địa chất. Đối với các điểm không chế mặt bằng thuộc mạng lưới thiên văn trắc địa hạng I II ở các khu vực rừng núi cao đòi hỏi phải dựng các tiêu cao đảm bảo sự thông hướng giữa các điểm. Ngoài ra tại các khu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
110    321    2    20-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.