Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nghiên cứu về thực trạng và đặc trưng của các hành vi hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước, kinh nghiệm đấu thầu của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực đấu thầu, giảm thiểu thất thoát vốn cho Nhà nước. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Khoa Luật Trần Huy Cường Pháp luật về hạn chế cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp các công trình sử dụng vốn nhà nước LUẬN VĂN THẠC SĨ Mã số 60 38 50 HÀ NỘI 2007 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Từ khi Đảng và Nhà nước ta khởi xướng lãnh đạo thực hiện việc chuyển đổi và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên khi chuyển đổi nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường Việt Nam phải thừa nhận những quy luật thuộc tính vốn có và nguyên tắc hoạt động của nó. Trong đó cạnh tranh là một quy luật là thuộc tính của kinh tế thị trường. Xét ở mặt tích cực cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Song ở phương diện khác chính cạnh tranh tự do là yếu tố đưa đến những hậu quả tiêu cực về kinh tế đặc biệt là khi cơ chế pháp luật để điều tiết sự tự do đó còn chưa được chặt chẽ thì tất yếu sẽ dẫn tới các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh xuất hiện. Các hành vi này nảy sinh do các chủ thể cạnh tranh nhận thấy có thể đem lại lợi nhuận lớn trong kinh doanh thậm chí là siêu lợi nhuận do có thể khống chế loại bỏ đối thủ vi phạm quyền lợi của khách hàng. Do vậy các hành vi đó vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển. Xây dựng là một hoạt động phổ biến đối với bất kỳ một xã hội nào. Xã hội không ngừng phát triển kéo theo nhu cầu về xây dựng cũng phát triển theo. Sản phẩm của hoạt động xây dựng - với tư cách là cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của đời sống nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội thời gian sử dụng lâu dài luôn gắn với những nguồn vốn đầu tư lớn của Nhà nước. Để hình thành một dự án đầu tư xây dựng công trình và đưa vào sử dụng phải tuân thủ quá trình đầu tư xây dựng bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Trong đó có công đoạn lựa chọn nhà thầu để thực hiện công trình xây dựng. Thông thường một dự án sẽ được chia thành nhiều gói thầu nhỏ và tổ chức