Bài viết này sẽ trình bày cụ thể các vấn đề đã nêu, trên cơ sở ứng dụng mô hình WEAP của Mỹ để mô phỏng quá trình dòng chảy đến cho lưu vực sông Cu Đê của Thành phố Đà Nẵng để chứng minh cho nhận định trên. Kết quả cho thấy khi chuyển đổi được 30% diện tích rừng trồng sang rừng tự nhiên thì dòng chảy mùa kiệt đã tăng trung bình từ 10,68 đến 12,53%. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CHUYỂN ĐỔI RỪNG TRỒNG SANG RỪNG TỰ NHIÊN ĐẾN DÒNG CHẢY VỀ CÁC LƯU VỰC SÔNG ÁP DỤNG CHO LƯU VỰC SÔNG CU ĐÊ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Hoàng Ngọc Tuấn Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung và Tây Nguyên Tóm tắt Trong những năm gần đây tình trạng khai thác rừng tự nhiên quá mức để lấy gỗ rồi sau đó trồng rừng trở lại bằng cây keo đang diễn ra khá phổ biến ở các địa phương. Việc làm này đã thay đổi chủ yếu mặt đệm tại các lưu vực sông theo chiều hướng bất lợi thực tế chứng minh là đã làm gia tăng thêm lưu lượng đỉnh lũ cũng như suy giảm lưu lượng dòng chảy trong mùa kiệt hậu quả là tình trạng ngập lụt và hạn hán ngày càng khốc liệt hơn. Vì vậy cần phải nghiên cứu đánh giá một cách khoa học về ảnh hưởng của nhân tố mặt đệm bao gồm diện tích chất lượng các loại rừng tới dòng chảy về lưu vực để cho các cấp chính quyền có cơ sở điều chỉnh Quy hoạch trồng khai thác quản lý rừng một cách hiệu quả và bền vững là hết sức quan trọng. Bài báo này sẽ trình bày cụ thể các vấn đề đã nêu trên cơ sở ứng dụng mô hình WEAP của Mỹ để mô phỏng quá trình dòng chảy đến cho lưu vực sông Cu Đê của Thành phố Đà Nẵng để chứng minh cho nhận định trên. Kết quả cho thấy khi chuyển đổi được 30 diện tích rừng trồng sang rừng tự nhiên thì dòng chảy mùa kiệt đã tăng trung bình từ 10 68 đến 12 53 Từ khóa sông Cu Đê WEAP thảm phủ rừng. Summary In recent years there is a growing situation in over-exploiting natural forests timber then reforesting with acacia which is quite gaining popularity in the localities. This has negatively weakened the buffer surface at the river basins in fact it has been proven that this trend has increased the peak flow discharge as well as decreased the flow in the dry season. Consequently floods and droughts are becoming severe. Therefore it is necessary to conduct a study and scientific evaluation in terms of the influence of buffer surface factor including area and quality of forests on the flow which is a crucial foundation for .