Mục đích nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là hiện nay nội dung giáo dục về bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo được đưa vào chương trình mẫu giáo 4 - 5 tuổi. Đây là vấn đề mới nên đa số giáo viên gặp rất nhiều khó khăn khi thực hiện. Nhận ra vấn đề này tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu để bản thân tôi có thể thực hiện tốt việc tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo cho trẻ 4 - 5 tuổi. Hơn nữa có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình cho đồng nghiệp tham khảo. | Một số kinh nghiệm tích hợp giáo dục bảo vệ tài nguyên môi trường biển và hải đảo cho trẻ 4 5 tuổi ở trường mầm non. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đôi chân bước dọc theo chữ S thân thương ta lặng mình ngắm nhìn từng tấc đất đã làm nên Việt Nam oai hùng. Đất nước oai hùng ấy đã bốn nghìn năm lịch sử xây đắp trong con cháu Việt lòng tự hào niềm yêu quý đối với của cải giang sơn gấm vóc của dân tộc đó là Rừng vàng biển bạc . Câu thành ngữ đã truyền từ đời này sang đời khác thể hiện sâu sắc lòng kính yêu trân trọng với sự trù phú giàu có tài nguyên thiên nhiên kho tàng quý báu của quê hương trong mỗi người dân Việt. Kho báu ấy của nước ta là các vùng biển và thềm lục địa với diện tích khoảng trên một triệu km2 bờ biển dài 3260 km và hàng nghìn đảo lớn nhỏ đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm án ngữ trên biển Đông. Tài nguyên thiên nhiên nước ta rất phong phú và đa dạng nhất là tài nguyên biển hải đảo. Mỗi người phải biết giữ gìn bảo vệ và khai thác hợp lý để nguồn tài nguyên không bị cạn kiệt và trở thành vàng bạc thực sự. Trong những năm gần đây một số vùng biển nước ta xảy ra tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường biển gây thiệt hại cho một số vùng kinh tế ảnh hưởng đến đời sống con người. Ô nhiếm môi cho một số vùng kinh tế ảnh hưởng đến đời sống con người. Ô nhiếm môi trường là nguyên nhân khiến bà mẹ thiên nhiên nổi giận năm 2013 nước ta đã phải đón nhận 18 trận bão và áp thấp nhiệt đới lũ lụt không chỉ người dân ven biển mà người dân trong cả nước đã phải gồng mình gánh chịu. Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên tình trạng trên là do sự thiếu hiểu biết thiếu ý thức của con người. Vì vậy giáo dục bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển hải đảo nói riêng có ý nghĩa sâu sắc mang tính chiến lược toàn cầu là vấn đề cấp bách cần được đẩy mạnh quan tâm hàng đầu. Việc đưa nội dung giáo dục về tài nguyên môi trường biển hải đảo vào chương trình giáo dục mầm non là tạo cơ hội cho trẻ được làm quen nhận biết về biển đảo Việt Nam. Trên cơ sở đó hình thành .