Giáo trình Quản lý ngân sách (Nghề Kế toán doanh nghiệp - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 cung cấp những kiến thức cơ bản về: Lập dự toán ngân sách; chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách; quản lý ngân sách xã, phường, thị trấn. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết. | CHƢƠNG 3 LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Dự toán ngân sách Nhà nƣớc là bản kế hoạch thu tài chính của Nhà nƣớc trong một thời gian nhất định thƣờng là một năm . Lập dự toán ngân sách Nhà nƣớc là quá trình phân tích đánh giá giữa khả năng và nhu cầu nguồn tài chính của Nhà nƣớc từ đó xác lập các chỉ tiêu thu chi dự trữ ngân sách một cách đúng đắn có khoa học và căn cứ thực tiễn. Đồng thời trên cơ sở đó xác lập những biện pháp về mặt kinh tế - xã hội tổ chức để thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra. 1. Ý nghĩa của việc lập dự toán ngân sách Nhà nƣớc Lập dự toán là công việc khởi đầu có ý nghĩa quan trọng đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách Nhà nƣớc. Lập dự toán thực chất là lập kế hoạch các khoản thu chi của ngân sách trong năm ngân sách. Lập dự toán có ý nghĩa quan trọng trên các mặt sau - Ngân sách là một tấm gƣơng tài chính phản ánh lựa chọn các chính sách Nhà nƣớc. Vì vậy cần có cơ chế cho việc hình thành chính sách hữu hiệu và đảm bảo mối quan hệ vững chắc giữa chính sách và ngân sách rất quan trọng. - Thông qua việc lập dự toán ngân sách mà thẩm tra tính toán một cách chặt chẽ kỹ lƣỡng khả năng và nhu cầu về kinh tế - xã hội tài chính tiền tệ. Từ đó phát huy đƣợc các ƣu thế thuận lợi hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn trở ngại trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. - Đây là khâu mở đầu của một chu trình ngân sách nó đặt cơ sở nền tảng cho các khâu tiếp theo. Vì vậy nếu khâu lập ngân sách đƣợc thực hiện chính xác có cơ sơ khoa học hợp thời gian. sẽ tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho các khâu tiếp theo đặc biệt là khâu chấp hành ngân sách. Quá trình lập ngân sách nhằm các mục tiêu Trên cơ sở nguồn lực có thể huy động của Nhà nƣớc là có hạn cần đảm bảo rằng ngân sách đảm bảo việc thực hiện các chính sách xã hội. Phân bổ nguồn lực phù hợp với chính sách ƣu tiên của Nhà nƣớc trong từng thời kỳ. Tạo điều kiện cho việc quản lý thu chi trong khâu thực hiện cũng nhƣ việc đánh giá quyết toán ngân sách đƣợc hữu hiệu. 58 2. Yêu cầu và .