Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được xây dựng, ban hành trên cơ sở kế thừa các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), pháp điển hóa một số quy định trong các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và một số văn bản pháp quy khác hướng dẫn về quá trình thụ lý, giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự. Tài liệu này trình bày một số nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015, mời các bạn cùng tham khảo. | NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ NĂM 2015 -oOo- BLTTDS 2015 có tổng số 517 điều được bố cục thành 10 phần 42 chương. So với Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành sau đây gọi là BLTTDS 2004 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 sau đây viết tắt là BLTTDS 2015 giữ nguyên 63 điều sửa đổi bổ sung 350 điều bổ sung mới 104 điều bãi bỏ 07 điều bỏ chương về tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự bổ sung các chương Về thủ tục rút gọn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thỏa thuận nuôi con chia tài sản khi ly hôn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thỏa ước lao động tập thể vô hiệu yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án yêu cầu Tòa án bắt giữ tàu bay tàu biển. Cụ thể BLTTDS 2015 có những nội dung sửa đổi chủ yếu như sau I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 11 chương Điều 1- Điều 185 1. Những nguyên tắc cơ bản Chương II Có 23 điều từ Điều 3 đến Điều 25 giữ nguyên 2 điều sửa đổi 21 điều. Nhìn chung về Nguyên tắc chung tổng số điều tương tự như BLTTDS 2004 về tên điều của chương này cơ bản giữ nguyên như BLTTDS 2004. Tuy nhiên có một số điều được đặt tên lại cho phù hợp với nội dung của điều luật về nội dung đã sửa đổi bổ sung nhiều quy định mới trong đó đáng chú ý những nội dung sau đây - Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng Theo Hiến pháp năm 2013 thì các quyền con người quyền công dân về dân sự được công nhận tôn trọng bảo vệ bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật đồng thời Hiến pháp năm 2013 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã quy định Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử thực hiện quyền tư pháp cho nên mọi tranh chấp khiếu kiện mọi yêu cầu của cơ quan tổ chức cá nhân về dân sự nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác theo quy định của pháp luật thì Tòa án phải có trách nhiệm giải quyết không được từ chối. Để tăng cừơng các biện pháp bảo vệ quyền dân sự của cá .