Căn cứ ly hôn trong pháp luật Việt Nam (Phần 2)

Bài viết này trình này trình bày một số quan điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Mời các bạn cùng tham khảo. | CĂN CỨ LY HÔN TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM điểm về ly hôn và căn cứ ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam từ năm 1945 đến nay - Ly hôn và căn cứ ly hôn theo Sắc lệnh số 159 - SL ngày 17 11 1950 Cách mạng tháng Tám 1945 thành công Hồ Chủ Tịch đọc Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 02 9 1945 . Trong bối cảnh Nhà nước dân chủ nhân dân vừa mới ra đời Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện 10 . Theo đó Sắc lệnh số 159 - SL ngày 17 11 1950 Sắc lệnh số 159 của Chủ tịch nước quy định về ly hôn cũng đã quy định bảo hộ quyền tự do giá thú và tự do ly hôn bình đẳng giữa nam và nữ giữa vợ và chồng. Quyền gia trưởng của người chồng trong gia đình đã bị xóa bỏ. Về căn cứ ly hôn lần đầu tiên pháp luật Việt Nam quy định những duyên cớ ly hôn bình đẳng giữa vợ chồng mà không phân biệt về phía người vợ hay người chồng. Vợ chồng có thể ly hôn vì một bên ngoại tình vì một bên bị can án phạt giam vợ chồng bỏ nhà đi quá hai năm không có duyên cớ chính đáng vì một bên mắc bệnh điên hay một bệnh khó chữa khỏi hoặc vợ chồng tính tình không hợp hay đối xử với nhau đến mức không thể sống chung được 11 . Nội dung của căn cứ ly hôn này vẫn còn được quy định dựa theo lỗi của vợ chồng giống như những nguyên nhân lý do ly hôn. Tuy vậy trong điều kiện lịch sử nhất định các quy định về ly hôn và căn cứ ly hôn theo Sắc lệnh số 159 đã thể hiện được bản chất của Nhà nước nhân dân dân chủ và tiến bộ. - Ly hôn và căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 1959 1986 2000 Sau năm 1954 trong bối cảnh đất nước ta còn tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị và hệ thống pháp luật khác biệt. Ở miền Bắc cuộc cách mạng về ruộng đất được Nhà nước thực hiện đã góp phần xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến xây dựng cơ sở kinh tế của hệ thống pháp luật mang tính dân chủ của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân. Đạo luật số 13 về HN amp GĐ Luật HN amp GĐ năm 1959 được Quốc hội khóa I kỳ họp

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
80    416    10    24-04-2024
202    78    2    24-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.