Bài viết có 3 nội dung cơ bản, đó là: Mô hình tổ chức chính quyền địa phương một số nước trên thế giới; Một số nhận xét, đánh giá về mô hình tổ chức chính quyền địa phương qua tìm hiểu từ các nước trên thế giới; bài học kinh nghiệm rút ra và những gợi mở trong xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại Việt Nam. | MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ GỢI MỞ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Hoàng Thị Quyên 1. Mô hình tổ chức chính quyền địa phương một số nước trên thế giới . Mô hình tổ chức chính quyền tại Anh Tại Anh chính quyền địa phương là hội đồng địa phương do cử tri bầu ra Hội đồng địa phương làm cả chức năng của Hội đồng nhân dân lẫn chức năng của Uỷ ban nhân dân. Rất nhiều học giả gọi chính quyền địa phương ở Anh là nhà nước của các ban hay điều hành bằng các ban 12 . Bởi vì các hội đồng địa phương này thường thành lập rất nhiều uỷ ban của mình để quản lý và điều hành công việc. Và các uỷ ban xem xét mọi vấn đề của địa phương và đưa ra các kiến nghị để hội đồng thông qua thành quyết định. Pháp luật Anh quy định rõ rệt đặc điểm của mô hình chính quyền địa phương là trung ương không phải là cơ quan quản lý cấp trên đối với địa phương không điều khiển địa phương. Các cấp chính quyền địa phương được độc lập không có sự trực thuộc lẫn nhau. Trong phạm vi quyền hạn của mình các chính quyền đều có quyền tổ chức hoạt động chỉ phụ thuộc vào pháp luật mà không phụ thuộc vào bất cứ một sự chỉ đạo nào của cấp trên. Trong trường hợp có mâu thuẫn tranh chấp hoặc có hiện tượng vi phạm pháp luật sẽ chịu sự phân giải của toà án. Đây là mô hình dân chủ hơn cả chính quyền địa phương có khả năng và điều kiện phát huy được quyền chủ động của mình không có sự bảo trợ nào của chính quyền cấp trên cũng như của cả chính quyền trung ương. Trong trường hợp gặp khó khăn về tài chính chính quyền địa phương được sự trợ giúp của chính quyền trung ương. một khi đã nhận sự trợ giúp về mặt kinh tế của trung ương ít nhiều chính quyền địa phương phải chịu sự chỉ đạo của chính quyền trung ương. Trong trường hợp không chịu sự chỉ đạo của trung ương thì lẽ đương nhiên các khoản viện trợ kinh phí sẽ bị giảm bớt thậm chí là cắt hẳn. Điều đặc biệt ở chính quyền địa phương ở Anh là có nơi chỉ có các cơ quan đại diện mà không có cơ quan chịu trách nhiệm thực .