Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia. Ở hầu như tất cả các nước trên thế giới, chính quyền nhà nước trên thực tế chia thành chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. bài viết này sẽ đề cập đến một số vấn đề lý luận về mô hình tổ chức chính quyền địa phương trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam. | Một số vấn đề lý luận về mô hình tổ chức chính quyền địa phương trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam Phạm Thị Thanh Tâm 1. Đặt vấn đề Chính quyền địa phương là một tổ chức hành chính có tư cách pháp nhân được hiến pháp và pháp luật công nhận sự tồn tại vì mục đích quản lý một khu vực nằm trong một quốc gia. Ở hầu như tất cả các nước trên thế giới chính quyền nhà nước trên thực tế chia thành chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Có những cách khác nhau lý giải hiện tượng này. Từ phương diện tổ chức quyền lực nhà nước quyền lực này không chỉ được phân chia theo chiều ngang theo các nhánh lập pháp hành pháp và tư pháp mà còn được phân chia ở chiều dọc giữa trung ương và địa phương. Sự phân chia quyền lực này đối với một số nước có thể là mềm dẻo với khả năng can thiệp của trung ương đến địa phương ví dụ như Trung Quốc. Hoặc quyền lực có thể phân định một cách rạch ròi chẳng hạn ở Mỹ Canada. Phân quyền theo chiều dọc giữa nhà nước trung ương và nhà nước ở địa phương hình thành nên các chính quyền địa phương tự quản. Chính quyền địa phương ở Việt Nam được gọi là Ủy ban Nhân dân bao gồm các cấp tỉnh cấp huyện và cấp xã. Người đứng đầu chính quyền địa phương là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân. Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã tạo lập tiền đề vững chắc cho đổi mới tổ chức bộ máy chính quyền địa phương. Thời gian qua một số địa phương đã có sự chủ động sáng tạo và linh hoạt trong đổi mới tổ chức bộ máy căn cứ theo chủ trương đường lối của Đảng chính sách pháp luật của Nhà nước gặt hái được nhiều thành tựu góp phần đẩy mạnh tinh gọn hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực hiệu quả. 1 Trong giai đoạn hiện nay việc hội nhập kinh tế quốc tế với Thế giới là chủ trương và là trọng tâm của công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta thì việc tìm hiểu các mô hình chính quyền cơ sở nhất là những biện pháp cải cách theo hướng tăng cường quyền dân chủ trực tiếp cho người dân có thể giúp ích cho quá trình đổi mới mô hình tổ .