Xử lý vi phạm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (Phần 2)

Xác định quan hệ cha mẹ, con khi có sự vi phạm điều kiện mang thai hộ không đơn giản. Dù minh thị hay ngầm định, pháp luật nhiều nước cũng đặt ra vấn đề áp dụng các nguyên tắc chung để xác định cha mẹ, con (mà không áp dụng các nguyên tắc điều chỉnh thỏa thuận mang thai). Trong bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề xác định quan hệ cha mẹ, con trong trường hợp có sự vi phạm điều kiện pháp luật về mang thai hộ. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết. | XỬ LÝ VI PHẠM MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO 2. Xác định quan hệ cha mẹ con trong trường hợp có sự vi phạm điều kiện pháp luật về mang thai hộ Thông thường việc xác định mối quan hệ cha mẹ con gặp khó khăn khi có sự vi phạm pháp luật về chủ thể hoặc mục đích mang thai hộ. Đây là trường hợp pháp luật không cho phép xác lập quan hệ mang thai hộ. Tuy vậy trên thực tế mối quan hệ này vẫn diễn ra. Việc xác định quan hệ cha mẹ con phức tạp khi không thể áp dụng nguyên tắc mà pháp luật đã định sẵn. Đồng thời cũng không có quy định cụ thể trực tiếp điều chỉnh vấn đề này. Đối với trường hợp vi phạm quyền hoặc nghĩa vụ do pháp luật quy định các điều kiện xác lập quan hệ mang thai hộ vẫn được đáp ứng. Vì vậy các nguyên tắc xác định quan hệ cha mẹ con mà pháp luật đặt ra vẫn được áp dụng như một cơ sở quan trọng để giải quyết tranh chấp. Nguyên tắc xác định cha mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo 10 chỉ được áp dụng khi các bên tuân thủ quy định mà pháp luật đặt ra. Theo đó con sinh ra là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ Điều 94 Luật HNGĐ 11 . Khi có sự vi phạm pháp luật về mang thai hộ thì việc xác định quan hệ cha mẹ con không thể áp dụng theo Điều 94 vì quy định này chỉ được áp dụng đối với những trường hợp tuân thủ đầy đủ các điều kiện về mang thai hộ. Đồng thời pháp luật HNGĐ không đặt ra quy định cụ thể nhằm xác định cha mẹ cho con trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật mang thai hộ. Trong hoàn cảnh này người phụ nữ mang thai và sinh con không bằng cách thức tự nhiên mà hoàn toàn dựa trên kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm nên cần áp dụng quy định của Điều 93 - Xác định cha mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Điều này cũng có nghĩa rằng nếu người phụ nữ độc thân mang thai và sinh con thì người này sẽ được xác định là mẹ cho dù con sinh ra không mang huyết thống của người này . Tuy vậy vấn đề sẽ trở nên phức tạp hơn nếu người mang thai hộ là người đang tồn tại quan hệ hôn nhân. Nếu việc mang thai hộ vi

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.