Nghiên cứu có mục tiêu cơ bản là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện của người dân trên địa bàn thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An. Tác giả sử dụng kết hợp mô hình thái độ, dựa trên mối quan hệ giữa thái độ và ý định hành vi, đồng thời phỏng vấn sâu đối với 6 chuyên gia để xây dựng mô hình nghiên cứu. | TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 27 Tháng 04 2021 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CỦA NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ KIẾN TƯỜNG TỈNH LONG AN Factors affecting the intention to participate in the voluntary Social Insurance of people in the area of Kien Tuong commune Long An province Nguyễn Thị Kim Thanh 1 1 Học viên cao học Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An Long An Việt Nam ntkimthanh2015@ Tóm tắt Nghiên cứu có mục tiêu cơ bản là xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện của người dân trên địa bàn thị xã Kiến Tường tỉnh Long An. Tác giả sử dụng kết hợp mô hình thái độ dựa trên mối quan hệ giữa thái độ và ý định hành vi đồng thời phỏng vấn sâu đối với 6 chuyên gia để xây dựng mô hình nghiên cứu. Tác giả khảo sát 200 người dân thuộc nhóm đối tượng chưa tham gia và đã tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả chỉ ra rằng trong 5 yếu tố được đề xuất có 4 yếu tố được kế thừa từ những nghiên cứu trước 1 yếu tố phát triển mới có ảnh hưởng đến ý định tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện của người lao động trên địa bàn thị xã Kiến Tường tỉnh Long An. Các yếu tố đó lần lượt là Kiến thức Niềm tin Cảm xúc Thái độ tham gia Bảo hiểm Xã hội và cuối cùng là yếu tố phụ thuộc Ý định . Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm thu hút người dân thuộc đối tượng trên địa bàn tham gia Bảo hiểm Xã hội tự nguyện. Abstract This study has the basic goal of identifying and measuring the degree of ìnluence of the factors to participate in voluntary Social Insurance of people in the area of commune Kien Tuong Long An province. The author has used combination of attitude model based on the relationship between attitudes and behavioral intentions simultaneously in-depth interviews with 6 experts to build research models. The author has surveyed 200 people in the group of subjects who have not participated and have participated in .