Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra

Mục tiêu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra, đưa ra kiến nghị nhằm góp phần xây dựng pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT - ĐỖ ĐỨC THỌ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN CỦA CƠ QUAN TIẾN HÀNH TỐ TỤNG GÂY RA CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ MÃ SỐ 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học TS. Phạm Công Lạc HÀ NỘI - 2006 NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1. BLDS Bộ luật dân sự 2. BTTH Bồi thường thiệt hại 3. TNDS Trách nhiệm dân sự 4. THTT Tiến hành tố tụng 5. TAND Tòa án nhân dân 6. VKSND Viện kiểm sát nhân dân 7. TNBTTH Trách nhiệm bồi thường thiệt hại MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra trong khi thi hành công vụ được quy định ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Một mặt nó phản ánh trình độ phát triển tính dân chủ của một quốc gia mặt khác là công cụ để bảo đảm pháp chế trong hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng. Vì vậy việc xây dựng một cách đầy đủ đồng bộ thống nhất những quy định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân phát huy dân chủ nâng cao lòng tin của nhân dân vào hệ thống các cơ quan tư pháp góp phần duy trì và giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hôi. Nghị quyết số 388 2003 NQ UBTVQH11 của Uỷ ban thường vụ quốc hội được ban hành 17 3 2003 nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp Bộ luật dân sự Bộ luật tố tụng hình sự về việc bồi thường thiệt hại và khôi phục danh dự cho người bị bắt bị giam giữ bị khởi tố điều tra truy tố xét xử và thi hành án trái pháp luật. Việc ban hành Nghị quyết được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước nói chung và các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng hơn nữa sau ba năm thực hiện Nghị quyết 388 đã có tác động tích cực tạo ra chuyển biến quan trọng trong nhận thức và hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng từ đó nâng cao trách nhiệm của người tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng hình sự chất lượng công .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.