Nghị quyết 34/NQ-CP năm 2021 về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030. Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019; | CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số 34 NQ CP Hà Nội ngày 25 tháng 3 năm 2021 NGHỊ QUYẾT VỀ BẢO ĐẢM AN NINH LƯƠNG THỰC QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2030 CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019 Căn cứ Nghị định số 138 2016 NĐ CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ Căn cứ Kết luận số 81 KL TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Bộ Chính trị về Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030 Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. QUYẾT NGHỊ Vấn đề an ninh lương thực bao gồm lương thực thực phẩm luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chỉ đạo nhằm bảo đảm an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Sau hơn 10 năm 2009 2019 thực hiện Kết luận số 53 KL TW của Bộ Chính trị khóa X về Đề án An ninh lương thực quốc gia đến năm 2020 đã đạt được những thành tựu quan trọng nổi bật là Bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống góp phần quan trọng ổn định kinh tế chính trị xã hội và phát triển đất nước nhất là khi có biến động khủng hoảng kinh tế thế giới và tác động của đại dịch Covid 19 tham gia vào nguồn cung lương thực thực phẩm cho thế giới. Sản xuất lương thực thực phẩm liên tục phát triển sản lượng lúa tăng từ 39 17 triệu tấn lên 43 45 triệu tấn bình quân lương thực tăng từ 497 kg người năm lên trên 525 kg người năm đưa Việt Nam vào nhóm nước hàng đầu về sản xuất lương thực sản lượng thịt hơi các loại tăng 1 3 lần sữa các loại tăng 3 36 lần trứng tăng 2 13 lần sản lượng thủy sản tăng 1 7 lần. Tình trạng thiếu dinh dưỡng đã giảm xuống còn 10 8 năm 2019 đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt đặc biệt là thu nhập của người dân nông thôn tăng 3 65 lần. Hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất lưu thông dự trữ lương thực thực phẩm được nâng cấp hiện đại hóa các kênh phân phối không ngừng được mở rộng và hoàn