Nghiên cứu với mục tiêu đánh giá thực trạng hành vi mở rộng mạng lưới xã hội (MLXH) nhằm gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên đại học. Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu dựa trên “Mô hình 5 giai đoạn thay đổi hành vi” (James O. Prochaska và cộng sự, 1984), thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng, trên cơ sở điều tra 200 sinh viên năm 3 bằng bảng hỏi, trong đó, Cronbach’s Alpha, kiểm định ANOVA một yếu tố và T-test là các công cụ đo lường chính trong nghiên cứu này. | Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ XIX năm 2017 Kỷ yếu khoa học PHÂN TÍCH HÀNH VI MỞ RỘNG MẠNG LƯỚI XÃ HỘI NHẰM GIA TĂNG CƠ HỘI TÌM KIẾM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Bùi Thị Vân Đào Thị Mai Trần Thị Minh Hằng Phùng Thị Nhung Phạm Mai Giang Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội Tác giả liên lạc vanbuineu96@ TÓM TẮT Nghiên cứu với mục tiêu đánh giá thực trạng hành vi mở rộng mạng lưới xã hội MLXH nhằm gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm của sinh viên đại học. Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu dựa trên Mô hình 5 giai đoạn thay đổi hành vi James O. Prochaska và cộng sự 1984 thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở điều tra 200 sinh viên năm 3 bằng bảng hỏi trong đó Cronbach s Alpha kiểm định ANOVA một yếu tố và T-test là các công cụ đo lường chính trong nghiên cứu này. Kết quả cho thấy rằng sinh viên đang ở trong giai đoạn Suy ngẫm và tiến dần lên giai đoạn Chuẩn bị - tức là sinh viên hiểu bản chất vấn đề nhưng chưa chủ động thay đổi hành vi. Ngoài ra kết quả cũng đã đo lường có sự khác biệt nhận thức và hành vi mở rộng MLXH giữa các nhóm sinh viên. Từ đó nghiên cứu giúp nhà trường xây dựng các giải pháp hỗ trợ sinh viên định hướng nghề và là cơ sở lý thuyết hữu ích cho các nghiên cứu về sau. Từ khóa Mạng lưới xã hội hành vi mô hình 5 giai đoạn thay đổi hành vi. AN ANALYSIS OF BEHAVIOR OF EXTENDING SOCIAL NETWORK TO INCREASE JOB OPPORTUNITIES AMONG JUNIOR STUDENTS Bui Thi Van Dao Thi Mai Tran Thi Minh Hang Phung Thi Nhung Pham Mai Giang National Economics University NEU-HN Corresponding authour vanbuineu96@ ABSTRACT This research aims at assessing the behavior of expanding the social network to enhance job opportunities among junior students. Based mainly on 5 Stages of Change Model James O. Prochaska et al 1984 and applying quantitative research method the research was conducted among 200 junior students by using a questionnaire. Cronbach s Alpha One-way ANOVA and T-test were the main tools to analyze the .