Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là đưa đến cho người đọc một cái nhìn khái quát về bản chất của trọng tài và để giải thích tại sao tố tụng trọng tài lại khác biệt so với tố tụng Tòa án. Phân tích những quy định của pháp luật hiện hành về thủ tục tố tụng trọng tài và so sánh với những quy định của pháp luật một số nước về vấn đề này. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thủ tục tố tụng trọng tài thương mại. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THANH MINH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội 2011. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THANH MINH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG CỦA TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Chuyên ngành Luật Kinh tế Mã số 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học PGS. TS. Nguyễn Như Phát Viện Nhà nước và Pháp luật Hà nội 2011 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của đề tài Trọng tài thương mại là cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án thuận lợi cho các bên đặc biệt là các bên tham gia các hoạt động thương mại đầu tư. Trong giao dịch dân sự thường ngày nhất là giao dịch kinh tế thương mại việc phát sinh tranh chấp là không thể tránh khỏi và giải quyết nhanh chóng hiệu quả công bằng các tranh chấp này sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh tế thương mại đầu tư tạo sự yên tâm cho các bên ngay từ khi mới hình thành quan hệ và cả khi có phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên trên thực tế trọng tài tại Việt Nam rất ít được sử dụng để giải quyết các tranh chấp đầu tư và thương mại các hợp đồng với các bên nước ngoài nhất là hợp đồng có trị giá lớn hầu như không lựa chọn trọng tài tại Việt Nam để giải quyết tranh chấp. Các tranh chấp ở Việt nam hiện vẫn chủ yếu được giải quyết thông qua hệ thống toà án hoặc trọng tài nước ngoài. Nguyên nhân xuất phát từ việc hệ thống quy định hiện hành về trọng tài thương mại vẫn còn những bất cập làm cho hệ thống trọng tài chưa trở thành phương thức hấp dẫn và hiệu quả để các bên lựa chọn giải quyết các tranh chấp liên quan. Một trong những bất cập đó là thủ tục tố tụng trọng tài còn chưa phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp đặc biệt với các tranh chấp quốc tế và hình thức trọng tài vụ việc. Chính vì vậy đã làm cho các bên e dè trong việc sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp trọng tài chưa phải là phương thức giải quyết tranh chấp hiệu quả và tin cậy so với toà án. Ngược lại có khi lại gặp nhiều rủi ro tốn kém và có thể kéo dài hơn so với Tòa án. Do đó