Tiếp nội dung phần 1, Bài giảng Lập trình di động android: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: fragment và giao diện nâng cao; quản lý dữ liệu trong android. Mời các bạn cùng tham khảo! | Bài giảng Lập Trình Di Động - Android Chương 4. FRAGMENT VÀ GIAO DIỆN NÂNG CAO Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về khái niệm phân mảnh giao diện cách sử dụng chúng để tạo những giao diện phức tạp và một số đối tượng điều kiển hộp thoại và điều kiển hiển thị dạng danh sách. . Android Fragment . Fragment là gì Trong phần trước chúng ta đã tìm hiểu qua Activty cơ bản là giao diện của một màn hình ứng dụng mỗi màn hình là một Activity. Tuy nhiên khi các máy tính bảng ra đời với màn hình lớn hơn rất nhiều so với điện thoại truyền thống cho phép thiết kế với nhiều loại view khác nhau và phát sinh nhu cầu dùng lại các view này trên các màn hình khác nhau điện thoại và máy tính bảng . Khái niệm fragment được sinh ra nhằm phục vụ nhu cầu đó. Có thể hiểu fragment như các tiểu Activity chứa tập hợp các view khác bên trong nó. Fragment luôn luôn được chứa trong một Activity hoặc một fragment khác mỗi Activity có thể chứa một hoặc nhiều fragment . Một ví dụ điển hình của việc sử dụng fragment là trường hợp thiết kế master-detail bao gồm 2 view view tổng quan chứa danh sách các đối tượng danh sách tiêu đề các bài báo chẳng hạn và view chi tiết hiển thị nội dung của đối tượng bài báo đang được chọn. Mỗi view như vậy được đặt trong 1 fragment. Trên màn hình điện thoại do kích thước hạn chế 2 fragment này sẽ nằm trong 2 activity khác nhau trong khi đối với màn hình máy tính bảng 2 fragment này nằm trên cùng một Activity. Thiết kế này giúp việc dùng lại code được tối đa logic của ứng dụng nằm trong 2 fragment được dùng lại cho cả điện thoại và máy tính bảng còn Activity chỉ là khung chứa tối thiểu mã nguồn. ThS. Bùi Trung Úy 90 Bài giảng Lập Trình Di Động - Android Khái niệm fragment mới được đưa vào từ phiên bản Android HoneyComb tuy nhiên tính năng này cũng được Google bổ sung cho các API thấp hơn từ Level 4 thông qua thư viện hỗ trợ Android Support Library v4. Yếu tố chính trong việc sử dụng Fragment là nó có thể giúp chúng ta xây dựng các giao diện một cách chủ