Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn này hướng đến việc trình bày quan điểm, nhận thức của tác giả xung quanh các vấn đề lý luận cơ bản của quản lý hộ tịch, dựng lên bức tranh về lịch sử phát triển cũng như thực trạng quản lý hộ tịch ở Việt Nam để từ đó có được những đánh giá khách quan làm cơ sở đi đến các kiến nghị khoa học nhằm đổi mới mạnh mẽ và đúng hướng lĩnh vực quản lý nhà nước này. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM TRỌNG CƯỜNG Quản lý nhà nước về hộ tịch - Lý luận thực trạng và phương hướng đổi mới LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP QUYỀN HÀ NỘI 2003 LỜI NÓI ĐẦU Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính mà mọi quốc gia dù ở bất kỳ chế độ chính trị nào với trình độ phát triển nào cũng đều quan tâm. Để quản lý dân cư mỗi quốc gia có những phương thức quản lý khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích quản lý một cách đầy đủ kịp thời chính xác các dữ liệu về đặc điểm nhân thân cơ bản của từng công dân. Ở nước ta quản lý hộ tịch được xác định là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư. Quản lý hộ tịch tốt là cơ sở để Nhà nước hoạch định các chính sách phát triển kinh tế văn hoá xã hội an ninh quốc phòng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đó. Mặt khác thông qua quản lý hộ tịch Nhà nước mới có thể bảo vệ một cách tốt nhất những quyền nhân thân cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự. Đăng ký hộ tịch là hoạt động thể hiện một cách tập trung sinh động mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Ở phương diện này có thể thấy quản lý hộ tịch là một lĩnh vực hoạt động thể hiện sâu sắc chức năng xã hội của Nhà nước. Song hành cùng quá trình hình thành và phát triển của nền hành chính quốc gia đến nay hoạt động quản lý hộ tịch ở nước ta đã trải qua hơn 50 năm phát triển. Tuy nhiên do bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan như đặc điểm lịch sử truyền thống tập quán chế độ chính trị pháp lý trình độ phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội - khoa học - công nghệ nhận thức của người dân. nên hiện nay lĩnh vực quản lý hộ tịch của nước ta còn nhiều điểm bất cập chưa đáp ứng yêu cầu bức xúc mà thực tiễn của sự nghiệp xây dựng nền một hành chính phục vụ năng động hiệu quả hiện đại đã và đang đặt ra. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng nói trên là do pháp luật về quản lý hộ tịch của nước ta còn chậm đổi mới cơ chế hoạt động còn nhiều bất hợp lý nhiều quy định vẫn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU XEM NHIỀU
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.