Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng nghe cho học sinh tiểu học

Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là giúp học sinh khắc phục được những khó khăn trong việc nghe và nghe có hiệu quả, tôi đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu viết về phương pháp, cộng với những trải nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy. | MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHE CHO HỌC SINH TIỀU HỌC A. Đặt vấn đề I Lý do chọn đề tài Trong thời đại ngày nay thời đại bùng nổ khoa học kỹ thuật và thông tin thì việc nắm ngoại ngữ thông dụng nhất Tiếng Anh để giao tiếp với các nước khác trên thế giới là một điều hết sức cần thiết. Do vậy Tiếng Anh đang trở thành ngoại ngữ số một được dạy ở nước ta. Trước đây mục tiêu chủ yếu của việc dạy và học ngoại ngữ là đọc hiểu để phục vụ nghiên cứu văn học khoa học kỹ thuật. Ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở của đổi mới hoà nhập với khu vực và thế giới mục tiêu của việc dạy học ngoại ngữ là giao tiếp. Để học sinh giao tiếp tốt giáo viên phải thay đổi cách dạy theo phương pháp giao tiếp bằng ngôn ngữ nghe nói Nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ. Chúng ta không thể giao tiếp được nếu không nghe. Để thành công khi đối thoại ta phải nghe hiểu được những gì người khác nói. Khi nói Tiếng Anh ta có thời gian để nghĩ là sẽ nói gì dùng từ như thế nào. Còn khi nghe ta phải chú ý đến nghe hiểu. Thực tế học nghe là một kỹ năng yếu nhất trong bốn kỹ năng. Việc dạy kỹ năng nghe đôi lúc còn bị coi nhẹ không theo phương pháp do một số lý do như cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu không đồng đều như không có băng đài hoặc băng đài chất lượng kém thiếu ổ cắm ở lớp học cuối kỳ cuối năm không thi nghe. Tại sao nghe lại là một việc khó khăn Khi học sinh nghe giáo viên đọc các em đã quen với giọng điệu của thầy cô. Ngoài ra thầy cô có thể đọc chậm dùng cử chỉ hoặc hành động để gợi ý những phần nghe khó. Do đó việc nghe trở nên dễ dàng hơn. Nhưng khi nghe qua đĩa CD học sinh phải đối mặt với những khó khăn sau Thứ nhất không kiểm soát được điều sẽ nghe. Thứ hai lời nói trong băng quá nhanh. Thứ ba bài nghe có nhiều từ mới. Thứ tư trọng âm bài nghe khác. Thứ năm hoc sinh không nghe thường xuyên sẽ không nhận ra những từ mà các em biết. Vậy làm thế nào để giúp các em mở rộng phạm vi nghe để một tiết học nghe bớt căng thẳng và trở nên thú vị. Đó là điều

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
7    61    1    24-04-2024
192    102    8    24-04-2024
589    348    2    24-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.