Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là giúp học sinh không ngừng tiến tới, không bao giờ dừng lại với những gì đã học và hiểu rằng ngoài những kiến thức được học trong nhà trường còn rất nhiều điều có thể và cần phải tiếp tục học, góp phần học tập suốt đời. | 1 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Để thực hiện được điều đó chúng ta phải chuyển từ phương pháp dạy học theo lối truyền thụ một chiều sang dạy cách học cách vận dụng kiến thức rèn luyện kỹ năng hình thành năng lực và phẩm chất cho học sinh. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và vận dụng kiến thức kỹ năng của người học khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học cách nghĩ khuyến khích tự học tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức kỹ năng phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng chú ý các hoạt động xã hội ngoại khóa nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học . Ngữ Văn là một môn học đặc biệt trong chương trình giáo dục bởi nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật vừa là sách vở vừa là cuộc đời nó mang trong mình những giá trị của nhiều môn học khác. Mọi hoạt động của môn Ngữ Văn trong nhà trường đều xoay quanh một vấn đề trung tâm là tác phẩm. Cái lạ cái thật cái ảo cái thực . trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm gợi mở bao điều đánh thức các năng lực tiềm ẩn của học sinh. Tuy nhiên trên thực tế khi đọc hiểu các tác phẩm văn học dân gian nói chung và truyện cổ tích nói riêng học sinh khó tiếp thu hơn so với các tác phẩm văn học hiện đại. Việc rút ngắn khoảng cách thẩm mĩ để học sinh dễ dàng tiếp nhận tác phẩm là không hề đơn giản. Sự sáng tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực tự giác của học sinh chưa nhiều dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức việc rèn luyện kỹ năng chưa được quan tâm học sinh còn lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực