Mục đích nghiên cứu của sáng kiến là giúp các em học sinh có khả năng vận dụng thành thạo các kĩ năng cần thiết để tiếp cận, giải quyết vấn đề nghị luận đúng hướng đạt kết quả cao trong kì thi THPT Quốc gia. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN THÁI HỌC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BÀI THI THPT QUỐC GIA Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Nha Trang Mã sáng kiến MỤC LỤC STT Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lời giới thiệu 1 2 Tên sáng kiến 2 3 Tác giả sáng kiến 2 4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 2 5 Ngày sáng kiến được áp dụng 2 6 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 2 7 Mô tả bản chất sáng kiến 2 Phần I Khái quát về NLXH I. Khái niệm 3 1 II. Phân loại 4 III. Các yêu cầu cơ bản viết đoạn NLXH 5 IV. Kỹ năng viết đoạn NLXH 11 Phần II Cách nhận biết và triển khai các dạng đoạn văn NLXH I. NLXH về một tư tưởng đạo lí 13 II. NLXH về một hiện tượng trong đời sống 18 Phần III. Giới thiệu một số đề bài và hướng dẫn HS viết đoạn NLXH 24 Phần IV Giới thiệu các dẫn chứng tiêu biểu cho HS viết đoạn NLXH 34 Phần V Kết quả đã triển khai 50 8 Những thông tin khác 53 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lời giới thiệu Hiệu quả của quá trình dạy học môn Ngữ văn không chỉ nằm ở khâu dạy kiến thức mà còn ở bước rèn kĩ năng. Nếu dạy chỉ cung cấp kiến thức thì việc rèn là khâu cùng một lúc kiểm tra được nhiều phương diện của quá trình học kiểm tra được việc tiếp thu kiến thức vận dụng tri thức vào thực tế khả năng giải quyết linh hoạt các vấn đề . Ngoài ra việc rèn kĩ năng cho học sinh trong quá trình học Ngữ văn phần nào đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo 4 mức độ nhận biết thông hiểu vận dụng vận dụng cao. Nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng giáo viên giảng dạy luôn chú trọng khâu rèn luyện kĩ năng để tránh tình trạng nặng kiến thức nhẹ kĩ năng . Thực tế đề thi THPT Quốc gia trong những năm gần đây phần viết đoạn nghị luận xã hội đều đòi hỏi học sinh phải vận dụng các thao tác lập luận thật khéo léo linh hoạt. Với thiết kế đề thi như hiện nay nếu suy nghĩ và trả lời sâu chắc ở phần Đọc hiểu các em học sinh sẽ rất thuận lợi khi triển khai vấn đề ở câu nghị luận xã hội. Bởi vấn đề nghị luận không thể đi chệch .