Mục đích nghiên cứu đề tài là tìm hiểu, đánh giá phương pháp và hiệu quả giảng dạy bài Tổng kết tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ, đề xuất giải pháp nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy bài ôn tập, tổng kết văn học nói chung ở trường THPT. | BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Mục tiêu của giáo dục Việt Nam hiện nay là cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cả về tri thức và kĩ năng thái độ đáp ứng cho công cuộc xây dựng đất nước công nghiệp hóa hiện đại hóa. Theo đó Nghị quyết số 29 NQ TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện GD amp ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế đã nêu rõ Đổi mới căn bản toàn diện GD amp ĐT là đổi mới những vấn đề lớn cốt lõi trong đó đổi mới phương pháp giảng dạy được xác định là một trong những yêu cầu cấp thiết của ngành giáo dục nhằm hướng đến mục tiêu tạo môi trường và điều kiện để học sinh phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo khơi dậy trong học sinh niềm đam mê hứng thú trong học tập và rèn luyện. Do vậy ngành giáo dục đã nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới PPDH hoàn thiện những lí thuyết dạy học tích cực là cơ sở định hướng cho GV và HS trong quá trình tổ chức dạy học sao cho hiệu quả nhất mà vẫn đúng đặc trưng bộ môn. Chương trình học môn Ngữ văn của học sinh phổ thông những năm gần đây có nhiều đổi mới. Chương trình được xây dựng như một chỉnh thể văn hoá mở nhìn chung nhấn mạnh đến cả ba phương diện về tri thức xã hội và nhân văn về kĩ năng và về giáo dục tình cảm thẩm mĩ. Mối quan hệ hữu cơ giữa hiểu biết kĩ năng thái độ và năng lực cần hướng tới đã được coi trọng. Nhận thức về bản chất và vị trí môn Ngữ văn được xác định rõ ràng hơn. Sách giáo khoa đã chú trọng đến việc gắn kết phần đọc văn với tiếng Việt và làm văn đặc biệt yêu cầu dạy học văn tích hợp nội dung với các môn học khác. Dạy học sinh nắm bắt những kiến thức về ngôn ngữ nói chung và tiếng Việt nói riêng trên cơ sở 1 những kiến thức đã học ở trung học cơ sở nhằm hình thành và nâng cao những kiến thức về hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ về những yêu cầu của việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giao tiếp đặc biệt là