Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục chủ quyền biển đảo cho học sinh THPT qua các hoạt động ngoại khóa Lịch sử

Mục đích của đề tài là trang bị cho học sinh những kiến thức về chủ quyền biển, đảo. Giáo dục chủ quyền biển đảo nói chung và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho học sinh THPT từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân, giáo dục truyền thống yêu nước. | SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN TRƯỜNG PTDTNT THPT HUYỆN ĐIỆN BIÊN ĐÔNG ĐỀ TÀI GIÁO DỤC CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO CHO HỌC SINH THPT QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA LỊCH SỬ Người thực hiện 1. Vũ Trung Hoàn Hiệu trưởng 2. Lê Hữu Hải Giáo viên Lịch sử 3. Lê Thị Vui Phó chủ tịch CĐCS Đơn vị công tác Trường PTDTNT THPT huyện Điện Biên Đông BẢNG DANH MỤC CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 BGDĐT Bộ Giáo dục Đào tạo 2 DTNT Dân tộc Nội trú 3 DTBT Dân tộc Bán trú 4 GD amp ĐT Giáo dục và Đào tạo 5 GD ĐT Giáo dục Đào tạo 6 GDTX Giáo dục thường xuyên 7 GDTrH Giáo dục trung học 8 PT Phổ thông 9 PTDTNT Phổ thông Dân tộc Nội trú 10 PTDTBT Phổ thông Dân tộc Bán trú 11 SGK Sách giáo khoa 12 THPT Trung học phổ thông 13 THCS Trung học cơ sở 2 MỤC LỤC Phần I MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thứ nhất Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam Biển và đại dương chiếm 71 diện tích bề mặt trái đất. Biển ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với loài người đặc biệt với các quốc gia ven biển. Việt Nam có đường bờ biển dài 3260 km trải dài từ Móng Cái Quảng Ninh đến Hà Tiên Kiên Giang vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2 với hàng nghìn đảo lớn nhỏ trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa án ngữ trên biển Đông. Ngày nay xu hướng chung của tất cả các nước đều muốn vươn ra biển làm chủ biển khơi để khai thác tài nguyên biển mở và rộng không gian sinh tồn. Tình hình tranh chấp về biển đảo trên thế giới hiện nay diễn ra hết sức quyết liệt và ngày càng trở nên phức tạp trong đó có khu vực Biển Đông đang xảy ra tranh chấp giữa các nước Việt Nam Trung Quốc Philippin Malaixia Brunei và Đài Loan. Nguyên nhân của các cuộc tranh chấp là do vai trò to lớn của biển đảo đối với mỗi quốc gia dân tộc trong các lĩnh vực chính trị kinh tế và quân sự. Việc phân định biên giới trên biển rất khó khăn và phức tạp vì có nhiều vùng chồng lấn và những vấn đề do lịch sử để lại trong khi các nước lại có những quan điểm rất khác nhau về phân định các vùng biển. Nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là do tham vọng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
105    178    3    26-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.