Tìm hiểu cách làm việc của bộ nhớ Cache (Phần 1) Bộ nhớ Cache là kiểu bộ nhớ tốc độ cao có bên trong CPU để tăng tốc độ truy cập cho dữ liệu và các chỉ lệnh được lưu trong bộ nhớ RAM. Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cách làm việc của bộ nhớ này theo cách dễ hiểu nhất. Một máy tính sẽ hoàn toàn vô dụng nếu bạn không bắt bộ vi xử lý (CPU) thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Công việc sẽ được thực hiện thông qua một. | Tìm hiểu cách làm việc của bộ nhớ Cache Phần 1 L1 Cache Bộ nhớ Cache là kiểu bộ nhớ tốc độ cao có bên trong CPU để tăng tốc độ truy cập cho dữ liệu và các chỉ lệnh được lưu trong bộ nhớ RAM. Trong hướng dẫn này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cách làm việc của bộ nhớ này theo cách dễ hiểu nhất. Một máy tính sẽ hoàn toàn vô dụng nếu bạn không bắt bộ vi xử lý CPU thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Công việc sẽ được thực hiện thông qua một chương trình chương trình này lại gồm rất nhiều các chỉ lệnh để ra lệnh cho CPU làm việc. CPU lấy các chương trình từ bộ nhớ RAM. Tuy nhiên có một vấn đề với bộ nhớ RAM đó là khi nguồn nuôi của nó bị cắt thì các thành phần dữ liệu được lưu trong RAM cũng sẽ bị mất - chính điều này nên một số người nói rằng bộ nhớ RAM là một môi trường dễ bay hơi . Các chương trình và dữ liệu như vậy phải được lưu trên môi trường không dễ bay hơi sau khi tắt máy tính giống như các ổ đĩa cứng hay các thiết bị quang như đĩa CD và DVD . Khi kích đúp vào một biểu tượng trong Windows để chạy một chương trình nào đó. Các chương trình thông thường được lưu trên ổ đĩa cứng của máy tính khi được gọi nó sẽ được nạp vào bộ nhớ RAM sau đó từ bộ nhớ RAM CPU nạp chương trình thông qua một mạch có tên gọi là memory controller thành phần này được đặt bên trong chipset north bridge chip- chíp cực bắc trên các bộ vi xử lý Intel hoặc bên trong CPU trên các bộ vi xử lý AMD. Trong hình 1 chúng tôi đã tóm tắt sơ qua nguyên tắc làm việc này với các bộ vi xử lý AMD bạn hãy bỏ qua phần chipset đã được vẽ . Hình 1 Cách dữ liệu được truyền tải đến CPU CPU không thể tìm nạp dữ liệu trực tiếp từ các ổ đĩa cứng vì tốc độ truy suất dữ liệu của ổ đĩa cứng là quá thấp với nó thậm chí nếu nếu bạn có cả ổ đĩa cứng với tốc độ truy suất lớn nhất. Hãy lấy một số ví dụ làm dẫn chứng cho điều này ổ cứng SATA-300 - một loại ổ đĩa cứng có tốc độ nhanh nhất hiện đang được cung cấp ngày nay đến phần lớn người dùng - có tốc độ truyền tải theo lý thuyết là 300 MB s. Một CPU chạy với tốc độ .