Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Hướng dẫn học sinh cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng qua hai bài thơ: “Khi con tu hú” và “Ngắm trăng”

Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm là xác định được vài trò của mình là người hướng dẫn tổ chức học sinh học tập trên lớp để đánh thức sự sáng tạo trong học tập của mỗi học sinh. Hình ảnh người chiến sĩ trong thơ ca trước cách mạng tháng Tám 1945 còn là đề tài mới mẻ đối với học sinh lớp 8. Vì vậy các em chưa cảm nhận hết được vẻ đẹp tâm hồn của họ nên trong việc cảm thụ, phân tích, bình luận còn gặp rất nhiều khó khăn Các em học sinh còn lúng túng khi làm một bài văn nghị luận văn học, đặc biệt là nghị luận tổng hợp. Một số học sinh vẫn còn tỏ thái độ thờ ơ, chưa biết trân trọng sự cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc của các thế hệ cha anh đi trước. | ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN LẠC PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến Hướng dẫn học sinh cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng qua hai bài thơ Khi con tu hú và Ngắm trăng . Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Phương Môn Ngữ văn 8 Trường THCS Đồng Cương 1 Vĩnh phúc năm 2017 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến Hướng dẫn học sinh cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạngqua hai bài thơ Khi con tu hú và Ngắm trăng . 2 Vĩnh phúc năm 2017 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Có thể nói rằng thế kỷ XXI thế kỷ của tri thức đòi hỏi mỗi chúng ta phải học tập rèn luyện phấn đấu đề trở thành công dân có ích cho xã hội. Đảng và nhà nước ta thấy rõ được vai trò của giáo dục trong thời đại ngày nay nên đã đặt giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vì vậy công cuộc cải cách giáo dục những năm gần đây diễn ra một cách vô cùng mạnh mẽ và toàn diện. Với mục tiêu giáo dục con người toàn diện phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh giáo viên chỉ là người định hướng giúp các em tự chiếm lĩnh tri thức. Để đáp ứng được những đòi hỏi cấp bách ấy mỗi giáo viên luôn cần có sự tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy xóa bỏ lối dạy truyền thụ tri thức một chiều. Hơn thế giáo viên cần có nhận thức đúng đắn rằng dạy học là nhằm tạo ra sự tác động trong nhận thức và tình cảm sự tích cực suy nghĩ niềm đam mê sáng tạo sự tìm tòi khám phá những điều mới mẻ ở học sinh chứ không phải tạo ra thói quen trông chờ bắt chước thụ động. Vì lẽ ấy trong mỗi giờ học giáo viên cần chú ý phát huy tính sáng tạo chủ động tự chiếm lĩnh tri thức một cách tích cực của học sinh. Để làm được điều đó phụ thuộc rất nhiều ở người thầy. Người thầy phải biết tổ chức hướng dẫn học sinh học tập trên lớp một cách có hiệu quả. Tôi từng nhớ một lời nói của một nhà cải cách giáo dục nước ngoài Truyền đạt tri thức không phải và không bao giờ là mục đích 3 của giáo dục. Mục đích của giáo dục là hướng dẫn quá trình học .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.