Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong

Nối tiếp phần 1, "Bài giảng Thống kê doanh nghiệp (2019): Phần 2 - TS. Vũ Trọng Phong" tiếp tục trình bày những nội dung về tương quan và hồi quy; hồi quy tương quan tuyến tính giữa hai tiêu thức số lượng; hồi quy tương quan phi tuyến giữa hai tiêu thức số lượng; dãy số thời gian; các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian; chỉ số trong thống kê; thống kê doanh nghiệp; thống kê kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; . Mời các bạn cùng tham khảo! | HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG - KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 1 BỘ MÔN KINH TẾ BÀI GIẢNG THỐNG KÊ DOANH NGHIỆP BÀI GIẢNG THỐNG KÊ Người DOANH biên soạn NGHIỆP TS. Vũ Trọng Phong Hà nội - 2019 1 CHƯƠNG 4 TƯƠNG QUAN VÀ HỒI QUY . Khái niệm . Tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả Giữa các hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại những mối liên quan ràng buộc lẫn nhau. Ngay trong cùng một hiện tượng nghiên cứu bao gồm nhiều tiêu thức khác nhau thì những tiêu thức này cũng có những mối liên hệ qua lại nhất định. Nếu xét về mức độ phụ thuộc giữa các tiêu thức thì người ta thường chia mối liên hệ giữa các hiện tượng thành các loại sau Liên hệ hàm số là loại liên hệ hết sức chặt chẽ giữa hai đại lượng nghiên cứu và biểu hiện sự liên hệ này theo những tỷ lệ tương ứng chặt chẽ tức là khi hiện tượng thay đổi thì nó hoàn toàn quyết định sự thay đổi của hiện tượng liên quan theo một tỷ lệ tương ứng. Trường hợp này ít gặp trong thực tế thường gặp trong toán học và vật lý. Liên hệ tương quan là mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ như liên hệ hàm số tức là khi trị số của tiêu thức nguyên nhân thay đổi nó dẫn đến tiêu thức kết quả thay đổi theo. Nhưng sự thay đổi của tiêu thức kết quả không hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi của tiêu thức nguyên nhân nói trên mà nó còn phụ thuộc vào các tiêu thức nguyên nhân khác thống kê gọi mối liên hệ đó là mối liên hệ tương quan. Để phân tích và đánh giá mối liên hệ tương quan giữa các tiêu thức người ta thường sử dụng phương pháp tương quan trên cơ sở quan sát hiện tượng số lớn. Phương pháp tương quan thường được vận dụng trong trường hợp trị số của tiêu thức nào đó bị thay đổi do ảnh hưởng của nhiều tiêu thức khác trong đó mức độ ảnh hưởng của các tiêu thức có thể khác nhau. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể chọn riêng ra 1 2 hoặc 3 4 tiêu thức có ý nghĩa quyết định để xác định mối liên hệ tương quan giữa chúng với nhau. Trong thống kê thường phân biệt - Tiêu thức nguyên nhân Là loại tiêu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.