Giống ốc cạn Dioryx benson, 1859 (Gastropoda: Alycaeidae): Dẫn liệu tại Việt Nam và danh sách loài cập nhật trên thế giới

Việt Nam sở hữu nhiều hệ sinh thái và môi trường sống khác nhau, như các vùng núi cao, rừng trên núi đá vôi, dãy núi đá vôi, đặc biệt là dãy Trường Sơn. Vì vậy, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có đa dạng sinh học cao, đặc biệt là các loài ốc cạn. Giống ốc cạn Dioryx có phạm vi phân bố từ khu vực Đông Nam dãy Himalaya đến Đài Loan (Trung Quốc) ở phía Đông, mở rộng xuống phần phía Bắc của bán đảo Mã Lai. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI Natural Sciences 2021 Volume 66 Issue 4F pp. 92-102 This paper is available online at http GIỐNG ỐC CẠN DIORYX BENSON 1859 GASTROPODA ALYCAEIDAE DẪN LIỆU TẠI VIỆT NAM VÀ DANH SÁCH LOÀI CẬP NHẬT TRÊN THẾ GIỚI Đỗ Đức Sáng1 Nguyễn Thanh Sơn1 và Nguyễn Đức Hùng2 1 Khoa Sinh học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Việt Nam sở hữu nhiều hệ sinh thái và môi trường sống khác nhau như các vùng núi cao rừng trên núi đá vôi dãy núi đá vôi đặc biệt là dãy Trường Sơn. Vì vậy Việt Nam được đánh giá là quốc gia có đa dạng sinh học cao đặc biệt là các loài ốc cạn. Giống ốc cạn Dioryx có phạm vi phân bố từ khu vực Đông Nam dãy Himalaya đến Đài Loan Trung Quốc ở phía Đông mở rộng xuống phần phía Bắc của bán đảo Mã Lai. Giống ốc cạn này được đặc trưng bởi kích thước nhỏ đến trung bình vỏ hình cầu các vòng xoắn phôi mịn không có vân xoắn vùng R1 nhẵn các gờ dọc xếp kiểu hướng tâm nhưng không rõ vùng R2 thay đổi từ ngắn đến kéo dài vùng R3 rất ngắn. Các thành viên của giống Dioryx tại Việt Nam đã được giới thiệu cùng với một danh sách loài cập nhật trên thế giới. Tám loài Dioryx đã được phát hiện tại Việt Nam trong đó bảy loài ghi nhận từ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ một loài Dioryx cochinensis từ Nam Bộ. Từ khóa phân loại đa dạng ống thở rừng trên núi đá vôi Dioryx. 1. Mở đầu Việt Nam có vị trí ở trung tâm khu vực Đông Nam Á một trong những điểm nóng về đa dạng sinh học toàn cầu 1 . Nhiều khu vực địa lí của nước ta sở hữu các hệ sinh thái đặc trưng nơi cư trú của các loài sinh vật phía bắc mang các đặc điểm địa sinh học của dãy Himalaya trong khi phía nam có các kiểu hệ sinh thái điển hình của khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra dãy Trường Sơn là vùng chuyển tiếp giữa kiểu khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Những khu vực địa lí phức tạp trên kết hợp với điều kiện khí hậu và thảm thực vật khác nhau đã tạo nên các môi trường sống đa dạng nhiều trong

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.