Mục tiêu nghiên cứu của luận án là tìm được dòng rong có đặc điểm sinh học phù hợp để làm vật liệu nghiên cứu tạo ra nguồn giống chất lượng cao bằng phương pháp nuôi cấy in vitro. Nghiên cứu để tìm ra các điều kiện nuôi cấy in vitro thích hợp cho các quá trình phát sinh hình thái khác nhau (cảm ứng mô sẹo, phát sinh phôi và tái sinh cây con hoàn chỉnh ) của rong Bắp sú. Đánh giá chất lượng cây giống có nguồn gốc in vitro của rong Bắp sú thông qua khả năng thích nghi ngoài tự nhiên, hàm lượng cũng như chất lượng carrageenan. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VŨ THỊ MƠ NGHIÊN CỨU SINH HỌC SINH THÁI VÀ NHÂN GIỐNG RONG BẮP SÚ Kappaphycus striatus F. Schmitz Doty ex . Silva 1996 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC KHÁNH HÒA 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VŨ THỊ MƠ NGHIÊN CỨU SINH HỌC SINH THÁI VÀ NHÂN GIỐNG RONG BẮP SÚ Kappaphycus striatus F. Schmitz Doty ex . Silva 1996 Chuyên ngành THỦY SINH VẬT HỌC Mã số 9 42 01 08 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. . DƯƠNG TẤN NHỰT 2. . NGUYỄN NGỌC LÂM KHÁNH HÒA 2022 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện luận án tiến sĩ tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ rất tận tình từ quý thầy cô các anh chị đồng nghiệp bạn bè và gia đình. Đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến . Dương Tấn Nhựt Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên . Thầy đã truyền cho tôi nhiệt huyết lòng say mê khoa học phương pháp làm việc khoa học hiệu quả và hướng nghiên cứu mới. Thầy tận tình hướng dẫn cung cấp tài liệu sách vở quý giá hết lòng sửa chữa những sai sót trong bài báo và các chuyên đề cũng như luận án. Thầy không chỉ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành tốt luận án nghiên cứu của mình mà còn tích lũy cho tôi vốn kiến thức và vốn sống mà không ở đâu có được. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến . Nguyễn Ngọc Lâm Viện Hải dương học đã hỗ trợ hết mình giúp tôi hoàn thành các môn học và đã định hướng dìu dắt cũng như giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Lòng biết ơn sâu sắc kính gửi tới . Reddy Trung tâm muối và Viện Nghiên cứu Hóa học Biển Bhavnagar Ấn Độ người đã trao cho tôi cơ hội để được tiếp cận một lĩnh vực nghiên cứu mới về nuôi cấy mô rong biển. Tôi không thể quên sự giúp đỡ của TS. Lê Kim Cương và TS. Hoàng Thanh Tùng Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên TS. Huỳnh Hoàng Như Khánh và ThS. Trần Mai Đức Viện Nghiên cứu amp Ứng dụng công nghệ Nha .