Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá tính độ hiệu lực cấu trúc của các hội chứng tâm bệnh văn hóa đặc hiệu ở Campuchia bằng cách sử dụng thang đo triệu chứng cơ thể phiên bản Campuchia (CSSI). Để đánh giá độ hiệu lực cấu trúc của CSSI, nghiên cứu này đã xem xét mối quan hệ giữa (a) CSSI, (b) các hội chứng tâm thần dựa trên các tiêu chí chẩn đoán của phương Tây (các triệu chứng trầm cảm và lo âu), và (c) các chỉ số bệnh lý bao gồm suy giảm chức năng, hành vi tìm kiếm điều trị vấn đề sức khỏe tâm thần và chất lượng cuộc sống. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC KHANN SARETH SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA THANH THIẾU NIÊN TẠI CAMPUCHIA MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC HỘI CHỨNG VĂN HOÁ ĐẶC HIỆU TRẦM CẢM LO ÂU VÀ SUY GIẢM CHỨC NĂNG TÓM TẮT LUẬN ÁN NGÀNH TÂM LÍ HỌC CHUYÊN NGÀNH Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên Mã số HÀ NỘI 2021 CÔNG TRÌNH ĐÃ HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Giảng viên hướng dẫn TS. Desiree M. Seponski TS. Trần Văn Công Người phản biện 1 . Người phản biện 2 . Người phản biện 2 . Luận án này sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá tại Trường Đại học Giáo dục Có thể tìm luận án tại - Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Bối cảnh nghiên cứu Campuchia đã trải qua nội chiến và các chế độ tàn ác trong nhiều thập kỷ điều này đã tạo nên một tình huống rất khó khăn thách thức liên quan đến sức khỏe tâm thần. Một nghiên cứu gần đây cho thấy người Campuchia báo cáo có trầm cảm ở mức lâm sàng báo cáo có rối loạn lo âu và đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán của rối loạn căng thẳng sau sang chấn Seponski và cộng sự 2018 . Người Campuchia đặc biệt là những người sống ở vùng nông thôn họ vẫn tin rằng các vấn đề tâm thần là do sự tức giận của linh hồn tổ tiên của họ Chhim 2017 Kim amp Peeters 2017 không phải do các nguyên nhân tâm lý xã hội hoặc sinh học mà khoa học đã xác định Ka Ka amp Savin 2014 . 2. Đặt vấn đề Một hạn chế đang tồn tại đối với các cách thức tiếp cận đánh giá sức khỏe tâm thần hiện nay là sự phụ thuộc vào các cách thức đánh giá từ phương Tây mà không tính đến các hội chứng văn hóa đặc hiệu ở Campuchia. Nghiên cứu về sức khỏe tâm thần ở Campuchia vẫn còn hạn chế đặc biệt là nghiên cứu trên thanh thiếu niên Campuchia. Nghiên cứu này đóng góp vào khoảng trống quan trọng trong việc tìm hiểu về sức khỏe tâm thần ở Campuchia tập trung vào thanh thiếu niên. 3. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu chính của nghiên cứu này là đánh giá tính độ hiệu lực cấu trúc của các hội .