Tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng tới sử dụng đất nông nghiệp ven biển và giải pháp thích ứng

Nhằm đánh giá định lượng mức độ gây thiệt hại của BĐKH, NBD tới sử dụng đất nông nghiệp (gồm các nhóm đất như: Nuôi trồng thủy sản, rừng ngập mặn, đất làm muối và đất trồng lúa) cùng một số điều kiện cơ sở hạ tầng đi kèm, nghiên cứu này tập trung vào tính toán thiệt hại kinh tế của BĐKH, NBD tới sử dụng đất nông nghiệp ở các huyện ven biển tỉnh Nam Định tại các thời điểm năm 2020 - 2050 ứng với mực NBD từ 12- 32 cm (kịch bản ) dựa trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất 2010, 2015 và bản đồ Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Nam Định năm 2020. | Tác động của biến đổi khí hậu nước biển dâng tới sử dụng đất nông nghiệp ven biển và giải pháp thích ứng Vũ Văn Doanh 1 Phạm Hồng Tính 1 Hoàng Thị Huê 1 Nguyễn Thị Thanh 2 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Bộ TN amp MT 2 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu Bộ TN amp MT 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về tác động của nước biển dâng NBD đến dải ven bờ được thực hiện trong giai đoạn 1994 - 1996 là dự án Đánh giá tổn thương và định hướng quản lý tổng hợp dải ven bờ biển Việt Nam đã chỉ ra rằng thiệt hại do ngập lụt hằng năm ước tính khoảng 720 triệu USD và trong 30 năm tới con số này có thể tăng gấp 10 lần do phát triển và đầu tư vào những vùng đất có mức độ rủi ro cao giá trị này bằng khoảng 3 và 5 GDP của các năm 1995 và 2025 Bộ Tài nguyên và Môi trường 2003 . Bên cạnh đó nghiên cứu tổng quan của ADB 2009 về kinh tế trong điều kiện BĐKH ở khu vực phía Nam Châu Á cũng đã xác định tại Việt Nam nhiệt độ và mực NBD có thể tăng thêm 4 80C và 70 cm vào cuối thế kỷ 21 đồng thời sản lượng lương thực có thể giảm tới 15 . Nghiên cứu cũng ước tính chi phí trung bình cho các biện pháp thích ứng trong nông nghiệp và dải ven bờ của 4 nước Philippines Indonesia Thái Lan và Việt Nam tập trung chủ yếu cho xây dựng đê biển và phát triển các giống cây trồng chịu hạn và nóng khoảng 5 tỷ USD năm vào năm 2020 ADB 2009 . Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ước tính nếu mực nước biển dâng 100 cm thì khoảng 16 8 diện tích đồng bằng sông Hồng có nguy cơ bị ngập. Theo đó Nam Định là một trong hai tỉnh cùng với Thái Bình có nguy cơ ngập cao nhất với khoảng 58 0 diện tích toàn tỉnh Bộ Tài nguyên và Môi trường 2016 . Thời gian gần đây khi Cơ chế quốc tế Warsaw về tổn thất và thiệt hại do BĐKH được thành lập từ năm 2013 và Thỏa thuận Paris về BĐKH được thông qua năm 2015 tác động của BĐKH NBD đến khu vực ven biển và 404 tài nguyên đất ngày càng được quan tâm nghiên cứu ở cả trên Thế giới .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
15    72    2    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.