Giáo trình Sức bền vật liệu (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội

(NB) Giáo trình Sức bền vật liệu cung cấp một số kiến thức như: Những khái niệm chung; Kéo và nén đúng tâm; Cắt; Đặc trưng cơ học của hình phẳng; Xoắn thuần túy; Uốn ngang phẳng; Thanh chịu lực phức tạp; Ổn định của thanh thẳng chịu nén đúng tâm; Tính độ bền của thanh thẳng chịu ứng suất thay đổi; Tải trọng động. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung giáo trình phần 2. | Chương 5 Xoắn thuần túy Giới thiệu Biến dạng xoắn thuần túy thanh tròn gặp rất nhiều trong thực tế đặc biệt là trong các chi tiết máy dạng trục. Ví dụ Mũi khoan khi đang khoan trục vít trục bánh lái chìa vặn. Mục tiêu - Trình bày được khái niệm về xoắn thuần túy biến dạng trong xoắn. - Vẽ được biểu đồ momen xoắn nội lực phân tích và tính được ứng suất trên mặt cắt. - Tính được biến dạng trong thanh chịu xoắn. - Tính thành thạo ba bài toán cơ bản của sức bền theo điều kiện bền và điều kiện cứng. - Có ý thức trách nhiệm chủ động học tập. Nội dung Khái niệm về xoắn thuần túy Định nghĩa Thanh chịu xoắn thuần túy là thanh mà ngoại lực tác dụng là các ngẫu lực hay các mô men có chiều quay ngược nhau và có mặt phẳng tác dụng trùng với các mặt cắt ở trong thanh. Ví dụ Mũi khoan trục động cơ trục hộp giảm tốc Nội lực và biểu đồ mô men xoắn nội lực Nội lực Xét thanh thẳng có tiết diện tròn chịu tác dụng của các mô men như hình vẽ Hình m m Dùng phương pháp mặt cắt để xác định nội lực. Ta xác định được mô men xoắn nội m MZ lực Mz có - Phương Trùng với mặt cắt ngang của thanh Hình 57 -Trị số Bằng tổng đại số của các mômen ngoại lực tác dụng Mz m Quy ước dấu Mômen xoắn nội lực Ký hiệu Mz Nhìn từ bên ngoài vào mặt cắt thấy mô men Mz quay cùng chiều kim đồng hồ thì Mz mang dấu dương. Nhìn từ bên ngoài vào mặt cắt thấy mô men Mz quay ngược chiều kim đồng hồ thì Mz mang dấu âm. - Đơn vị Biểu đồ nội lực Các bước vẽ biểu đồ nội lực - Bước 1 Xác định phản lực liên kết nếu cần - Bước 2 Chia đoạn cho thanh dựa trên cơ sở vị trí tác dụng của mômen tương ứng với một điểm hai điểm liên tiếp là một đoạn. - Bước 3 Xác định nội lực trong từng đoạn Dùng phương pháp mặt cắt cắt thanh làm hai phần giữ lại một phần để khảo sát Đặt nội lực vào mặt cắt giả định nội lực Mz dương Viết phương trình cân bằng và giải các phương trình giá trị của nội lực - Bước 4 Vẽ biểu đồ nội lực Kẻ đường thẳng song song với trục thanh gọi là đường không. Kẻ các đoạn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
82    59    1    19-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.