Ảnh hưởng của than sinh học từ tràm đến sinh trưởng, phát triển của cây rau muống (Ipomoea aquatica Forsk)

Thí nghiệm ảnh hưởng của than sinh học từ tràm đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau muống (Ipomoea aquatica Forsk) trong điều kiện nhà lưới đã được tiến hành tại Trường Đại học Cần Thơ. Than sinh học tràm sau khi hấp phụ dinh dưỡng từ biogas đã được sử dụng như một dạng thay thế nguồn phân bón hóa học cho cây rau muống với liều lượng khác nhau. | Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học Tập 50 - Số 3A 2021 tr. 55-65 ẢNH HƯỞNG CỦA THAN SINH HỌC TỪ TRÀM ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY RAU MUỐNG Ipomoea aquatica Forsk Phạm Ngọc Thoa Tăng Lê Hoài Ngân Nguyễn Hữu Chiếm Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên Trường Đại học Cần Thơ Ngày nhận bài 30 7 2021 ngày nhận đăng 26 10 2021 Tóm tắt Thí nghiệm ảnh hưởng của than sinh học từ tràm đối với sự sinh trưởng phát triển của cây rau muống Ipomoea aquatica Forsk trong điều kiện nhà lưới đã được tiến hành tại Trường Đại học Cần Thơ. Than sinh học tràm sau khi hấp phụ dinh dưỡng từ biogas đã được sử dụng như một dạng thay thế nguồn phân bón hóa học cho cây rau muống với liều lượng khác nhau. Cây rau muống được bón 25 phân bón hóa học kết hợp với than sinh học tràm được hấp phụ dinh dưỡng từ biogas đạt giá trị cao nhất về chiều cao cây 38 6 cm số lá trung bình 10 lá sinh khối tươi 16 23 g chậu sinh khối khô 1 21 g chậu khi so sánh với nghiệm thức bón phân hóa học. Ngoài ra hàm lượng nitrat của rau ở NT5 đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn quốc tế FAO WHO 2002 . Do đó có thể kết luận rằng việc bổ sung than sinh học tràm cùng với phân bón hóa học là phương án khả thi để tăng năng suất cây trồng. Từ khóa Biogas phân bón hóa học sinh khối rau muống than sinh học tràm. 1. Giới thiệu Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam sử dụng nhiều phân bón vô cơ và hóa chất bảo vệ thực vật. Mặc dù đạt được các mục tiêu kinh tế nhưng sản xuất nông nghiệp đã gây ra các tác động xấu đến môi trường. Một số lo ngại tồn tại do người dân sử dụng lượng lớn phân đạm vô cơ gồm phát thải khí nhà kính phú dưỡng axit hóa nhiễm mặn và mất cacbon trong đất 1 . Trong khi đó vật liệu hữu cơ được coi là nguồn dinh dưỡng giải phóng chậm vì vậy khi sử dụng chúng sẽ tránh được tình trạng vượt quá nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng và hạn chế ô nhiễm môi trường hơn khi bón phân vô cơ đồng thời việc sử dụng vật liệu hữu cơ còn giúp tiết kiệm chi phí 2 . Một trong những vật liệu hữu cơ được sử dụng hiện nay là than .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.