Luận văn Thạc sĩ Luật học: Giáo dục quyền con người, quyền công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của vấn đề giáo dục quyền con người, quyền công dân để đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác giáo dục quyền con người - quyền công dân trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay | LUẬN VĂN Giáo dục quyền con người quyền công dân trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người quyền công dân là những yếu tố cơ bản nền tảng của một xã hội dân chủ văn minh. Tư tưởng về quyền con người nhân quyền đã hình thành từ rất sớm trong lịch sử nhân loại nhưng không phải trong bất cứ hình thái kinh tế - xã hội nào trong bất cứ kiểu Nhà nước nào nó cũng tồn tại và được thừa nhận một cách đầy đủ. Vì thế quyền con người là một phạm trù lịch sử và là kết quả của cuộc đấu tranh không ngừng của toàn nhân loại vươn tới những lý tưởng giải phóng hoàn toàn con người nhằm xây dựng một xã hội thật sự công bằng dân chủ nhân đạo. Giai cấp tư sản khi thực hiện cách mạng tư sản đã coi nhân quyền như một vũ khí của mình để tranh giành quyền lực với giai cấp phong kiến và để tập hợp lực lượng trong xã hội do đó từ thế kỷ XVIII vấn đề nhân quyền đã được giai cấp tư sản đề cập đến như Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1789 Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1789. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc chủ nghĩa phát xít bị đập tan năm 1945 vấn đề nhân quyền đã trở thành mối quan tâm của cả Nhà nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa nên khi tổ chức Liên Hợp Quốc ra đời thì vấn đề cơ bản đầu tiên của tổ chức này là vấn đề nhân quyền. Nhân quyền đã trở thành vấn đề quan trọng thường xuyên được đề cập đến trong quan hệ quốc tế. Liên Hợp Quốc đã ban hành hàng loạt các văn kiện khẳng định các quyền và tự do của tất cả mọi người đặc biệt là Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945 và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948 thì vấn đề nhân quyền đã chuyển sang một bước ngoặt mới trong lịch sử nhân loại trở thành một quan hệ cơ bản được điều chỉnh bằng pháp luật quốc tế. Đến nay quyền con người đã được ghi nhận khẳng định trong Hiến pháp của nhiều quốc gia trên thế giới. ở Việt Nam kể từ khi giành được độc lập năm 1945 Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền con người. Tuyên ngôn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
23    66    2    19-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.