Từ việc nghiên cứu thực trạng bình đẳng giới trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện bình đẳng giới trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở Cao Bằng trong thời gian tới. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HOÀNG THỊ VÂN UYÊN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CÔNG TÁC DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH Ở TỈNH CAO BẰNG HIỆN NAY Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học Mã số 60 22 85 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS TS. PHAN THANH KHÔI HÀ NỘI - 2011 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lịch sử phát triển của nhân loại đã chứng minh rằng xã hội sẽ không có những bước tiến ổn định vững chắc nếu trong xã hội tồn tại một bộ phận đông đảo người bị áp bức hoặc bị hạn chế vươn lên. Vì thế tạo quyền cho phụ nữ và bình đẳng giới đã trở thành mục tiêu phát triển của thiên niên kỷ và điều này đánh dấu một bước tiến đáng kể của nhân loại. Thế giới đã nhận thấy bình đẳng giới là một vấn đề quan trọng không chỉ vì đó là mục tiêu mà còn là yếu tố thiết yếu để đạt các mục tiêu phát triển khác nhằm phát triển bền vững. Hiện nay có nhiều tiêu chí đánh giá sự phát triển của một quốc gia nhưng thế giới quan tâm nhiều và đánh giá rất cao chỉ số phát triển mang tính bền vững. Đó là chỉ số phát triển về giới nó biểu hiện tính khách quan và mức độ nhận thức văn minh trong việc đánh giá vị trí vai trò của các nhóm xã hội không có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ - một trong những vấn đề mang tính toàn cầu hiện nay. Bình đẳng giới tạo quyền cho phụ nữ và nâng cao vị thế của phụ nữ là mục tiêu thứ 3 của Tuyên bố Thiên niên kỷ. Tuyên bố này gồm 8 mục tiêu đề cập tới sự nâng cao đời sống vật chất tinh thần vị thế cho phụ nữ đã được 189 nguyên thủ quốc gia thành viên của Liên hiệp quốc thông qua vào tháng 9 năm 2000 tại Niu-Yoóc trong đó có Việt Nam. Đây chính là bản cam kết về những giá trị thiết yếu cho sự phát triển và những quyền cơ bản của mỗi con người. Do đó bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển bền vững cũng phải có chính sách tích cực thực hiện bình đẳng giới. Tính đến nay trên thế giới đã có gần 180 nước ký Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ CEDAW Quỹ Phát triển Liên hiệp