Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung và những công trình nghiên cứu về lịch sử vùng biên giới phía Bắc, tác giả sẽ hệ thống lại, mô tả và làm rõ những chính sách điển hình được Nhà nước thực hiện ở vùng này. Dựa vào những cứ liệu lịch sử, tác giả sẽ phân tích, tìm ra những điểm tích cực và hạn chế trong chính sách triều Nguyễn đưa ra nhằm đảm bảo an ninh biên giới quốc gia. Qua đây, tác giả cũng hy vọng có thể rút ra bài học lịch sử phục vụ cho chiến lược an ninh quốc phòng của nhà nước ta hiện nay. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - TRẦN THỊ NHUNG CHÍNH SÁCH AN NINH QUỐC PHÒNG CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI VÙNG BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1802 - 1858 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2011 MỤC LỤC Mở đầu Lí do chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đối tượng phạm vi nghiên cứu Nguồn tư liệu chính Phương pháp nghiên cứu Mục đích nghiên cứu và đóng góp của Luận văn Bố cục của Luận văn Chương 1 Vùng biên giới phía Bắc trong bối cảnh Việt Nam thời Nguyễn . 13 . Tình hình Việt Nam thời Nguyễn . 13 . Vị trí chiến lược của vùng biên giới phía Bắc . 20 . Vị trí địa lý và đặc điểm tự nhiên . 20 . Đặc điểm cư dân - xã hội . 25 . Vị trí chiến lược về quân sự . 27 Chương 2 Củng cố bộ máy hành chính địa phương dẹp phản loạn . 36 . Quan điểm của các vua Nguyễn về trị nước . 36 . Củng cố bộ máy hành chính . 39 . Bộ máy hành chính trước cải cách Minh Mệnh . 40 . Cuộc cải cách hành chính của Minh Mệnh năm 1831 . 45 . Sự tác động của cuộc cải cách hành chính của Minh Mệnh . 53 . Đối phó với các cuộc nổi dậy trong nước . 55 . Một số cuộc nổi dậy tiêu biểu . 55 . Chính sách của triều Nguyễn đối với các cuộc nổi dậy . 62 Chương 3 Tăng cường quốc phòng bảo vệ biên cương . 66 . Xây dựng lực lượng quân đội đối phó với các nhóm Thanh phỉ . 66 . Xây dựng lực lượng quân đội . 66 . Xây dựng và củng cố hệ thống thành lũy . 71 . Đối phó với các nhóm Thanh phỉ . 78 . Phát triển kinh tế gắn với an ninh quốc phòng . 85 . Quản lý hoạt động khai mỏ . 85 . Kiểm soát hoạt động buôn bán ở vùng biên giới Việt - Trung . 91 . Củng cố quan hệ ngoại giao với nhà Thanh . 98 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới vấn đề an ninh quốc phòng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ quốc gia luôn là mối quan tâm hàng đầu. Tùy vào điều kiện lịch sử chế độ xã hội và thể chế chính trị của mỗi nước mà khái niệm nội dung tính chất và mục tiêu của