Thánh đường có vị trí quan trọng trong bức tranh văn hóa vật thể và hệ thống điểm đến du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiểu đầy đủ về thánh đường sẽ rất hữu ích trong việc quảng bá và phát huy văn hóa tộc người. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát thực địa, trao đổi/chuyện trò với người dân địa phương; các nội dung về sự phân bố, đặc điểm, chức năng, kiến trúc, khả năng khai thác du lịch của thánh đường người Chăm Islam ở An Giang được làm sáng tỏ dưới góc nhìn của Địa lí. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 19 Số 1 2022 134-146 Vol. 19 No. 1 2022 134-146 ISSN Website http https 2022 2734-9918 Bài báo nghiên cứu THÁNH ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở TỈNH AN GIANG DƯỚI GÓC NHÌN ĐỊA LÍ Nguyễn Trọng Nhân Trường Đại học Cần Thơ Việt Nam Tác giả liên hệ Nguyễn Trọng Nhân Email trongnhan@ Ngày nhận bài 01-11-2021 ngày nhận bài sửa 07-12-2021 ngày duyệt đăng 15-01-2022 TÓM TẮT Thánh đường có vị trí quan trọng trong bức tranh văn hóa vật thể và hệ thống điểm đến du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiểu đầy đủ về thánh đường sẽ rất hữu ích trong việc quảng bá và phát huy văn hóa tộc người. Bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu quan sát thực địa trao đổi chuyện trò với người dân địa phương các nội dung về sự phân bố đặc điểm chức năng kiến trúc khả năng khai thác du lịch của thánh đường người Chăm Islam ở An Giang được làm sáng tỏ dưới góc nhìn của Địa lí. Kết quả nghiên cứu cho thấy thánh đường của người Chăm Islam phân bố ở 9 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh An Giang. Các yếu tố tạo nên tính đặc trưng của thánh đường gồm màu sắc lối trang trí kiến trúc. Thánh đường có vai trò quan trọng đối với tôn giáo tín ngưỡng văn hóa và xã hội của đồng bào Chăm. Sự độc đáo trong kiến trúc nghệ thuật trang trí sinh hoạt tôn giáo đã thu hút nhiều du khách viếng thăm thánh đường của người Chăm Islam. Từ khóa An Giang người Chăm người Chăm Islam Địa lí Hồi giáo thánh đường 1. Đặt vấn đề Thánh đường của người Chăm Islam ở tỉnh An Giang có nhiều nét đặc trưng tạo nên sự khác biệt của nó với công trình tín ngưỡng của nhiều dân tộc và tôn giáo khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian qua công tác nghiên cứu về thánh đường của người Chăm Islam ở tỉnh An Giang rất hạn chế. Nguyễn Văn Luận 1974 thực hiện chuyên khảo Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam chỉ mô tả khái quát một số công trình trong .