Nghiên cứu khả năng sinh sản của vịt TsC1 và TsC2 nuôi tại Thanh Hóa

Nghiên cứu được tiến hành trên hai dòng vịt TsC1 và TsC2 nuôi tại Thanh Hóa nhằm mục tiêu đánh giá khả năng sinh sản của vịt. Thí nghiệm được thực hiện gồm 500 vịt con 1 ngày tuổi, chia thành 2 lô, mỗi lô 250 con, vịt được nuôi theo phương thức chăn nuôi nông hộ. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA VỊT TSC1 VÀ VỊT TSC2 NUÔI TẠI THANH HÓA Lê Thị Ánh Tuyết1 Đỗ Ngọc Hà1 Bùi Thị Dịu1 Phan Thị Tươi1 TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành trên hai dòng vịt TsC1 và TsC2 nuôi tại Thanh Hóa nhằm mục tiêu đánh giá khả năng sinh sản của vịt. Thí nghiệm được thực hiện gồm 500 vịt con 1 ngày tuổi chia thành 2 lô mỗi lô 250 con vịt được nuôi theo phương thức chăn nuôi nông hộ. Kết quả cho thấy Vịt TsC1 và TsC2 nuôi tại Thanh Hóa có tỷ lệ nuôi sống cao thành thục sớm. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên từ 114 - 120 ngày với khối lượng vào đẻ trung bình từ 1196 27 - 1214 6 g con. Tỷ lệ đẻ từ 64 36 - 73 00 . Năng suất trứng bình quân của vịt đạt từ 4 51 - 5 16 quả mái tuần tiêu tốn hết 2 31 - 2 70 kg thức ăn 10 quả trứng. Tỷ lệ trứng có phôi từ 93 16 - 96 04 tỷ lệ nở trứng có phôi từ 87 85 - 88 78 tỷ lệ nở số trứng ấp từ 83 18 - 85 03 và tỷ lệ vịt loại I số vịt nở ra đạt từ 95 53 - 98 50 . Nhìn chung vịt TsC1 và TsC2 thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi tại tỉnh Thanh Hóa và vịt TsC1 cho thấy khả năng sinh sản vượt trội hơn so với vịt TsC2. Từ khóa Khả năng sinh sản vịt TsC1 vịt TsC2. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm qua chăn nuôi thủy cầm đã có những bước phát triển mạnh mẽ có thể coi là một sự nhảy vọt từ chăn nuôi phân tán quy mô nhỏ tự phát dần dần chuyển thành chăn nuôi tập trung với quy mô lớn hơn. Năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng cho lợi nhuận ngày càng nhiều. Mặt khác nhờ áp dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật công nghệ sinh học vào công tác giống Việt Nam đã làm chủ được công nghệ sản xuất con giống thủy cầm bố mẹ trong nước đồng thời chọn lọc tạo ra được một số dòng có năng suất và chất lượng cao cho nên các giống thủy cầm phát huy mạnh trong sản xuất đã trở thành nguồn thu nhập lớn cho người nông dân. Những yếu tố đó làm cho chăn nuôi thủy cầm không hoàn toàn là một nghề phụ nữa mà nhiều nơi đã trở thành một trong những ngành nghề chính trong sản xuất nông nghiệp. Về mặt xã hội

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.