Xã hội hóa giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, được xã hội đồng tình ủng hộ. Bài viết dưới đây sẽ phân tích thực trạng về chính sách xã hội hóa giáo dục và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp. | HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Nguyễn Đắc Hưng TÓM TẮT Xã hội hóa giáo dục là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta được xã hội đồng tình ủng hộ. Sau hơn 20 năm thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục đã thu được những kết quả quan trọng tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều bất cập chưa khai thác cao nhất nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục. Một trong những nguyên nhân của thực trạng trên là do chưa hoàn thiện cơ chế chính sách thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển giáo dục. Bài viết dưới đây sẽ phân tích thực trạng về chính sách xã hội hóa giáo dục và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách về xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp. Từ khóa chính sách xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp. I. Thực trạng chính sách xã hội hóa giáo dục Cụm từ Xã hội hóa giáo dục được đưa vào từ Nghị quyết số 90-CP ngày 21 8 1997 của Chính phủ Về phương hướng và chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục y tế văn hóa và cho đến nay cụm từ này được đưa vào khá nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao trách nhiệm của Đảng và Nhà nước cũng như của toàn xã hội đối với giáo dục qua đó huy động các nguồn lực trong và ngoài nước để phát triển giáo dục trong đó có đào tạo . Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác xã hội hóa giáo dục Nghị quyết số 29- NQ TW ngày 04 11 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo một lần nữa tiếp tục khẳng định Đẩy mạnh xã hội hóa trước hết đối với giáo dục nghề nghiệp GDNN và giáo dục đại học. Kết luận số 51- KL TW ngày 30 5 2019 của Ban Bí thư Trung Đảng khóa XII tiếp tục khẳng định Đẩy mạnh xã hội hóa xây dựng cơ chế thuận lợi minh bạch để khuyến khích các doanh nghiệp xã hội và thu hút nguồn lực quốc tế đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo nhất là phát triển giáo dục và đào tạo chất lượng cao . Nhằm thực hiện tốt chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục của Đảng ngày 14 6 2019 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Luật Giáo dục số 43 2019 QH14 .