Bài viết trình bày một số vấn đề lý luận về việc tiếp nhận văn học dân gian dưới góc nhìn nhân học văn hoá; So sánh sự tương đồng và khác biệt của các motif trong truyện Cô bé Lọ Lem và Tấm Cám từ góc nhìn nhân học văn hoá; Truyện Cô bé Lọ Lem và Tấm Cám – những kiến giải từ văn hoá tộc người thông qua dấu ấn tín ngưỡng và phong tục tập quán. | TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM VÀ CÔ BÉ LỌ LEM DƯỚI GÓC NHÌN NHÂN HỌC VĂN HOÁ HỒ NGUYỄN BẢO NHI Khoa Ngữ văn Tóm tắt Văn học dân gian từ lâu đã có một vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần và trong nền văn học của mỗi dân tộc trên thế giới. Nó nảy sinh từ cuộc sống lao động đấu tranh thể hiện những tình cảm cao quý và đẹp đẽ của người dân đó là tình cảm của con người với thiên nhiên đất nước tình cảm của con người với con người trong sản xuất và sinh hoạt Nếu như trong văn học viết người nghệ sĩ cần đổi mới và sáng tạo không ngừng tránh đi vào những lối mòn lặp lại thì trong văn học dân gian đó lại là một hiện tượng phổ biến làm nên đặc trưng độc đáo trở thành phương thức sáng tác đặc thù mang tính loại hình. Ta thấy rằng type truyện về người mồ côi trong truyện Tấm Cám Việt Nam và truyện cô bé Lọ Lem Châu Âu của anh em nhà Grimm là type truyện được phổ biến rộng rãi với nhiều phiên bản phong phú nội dung đa dạng cũng như mang đậm màu sắc văn hóa dân gian đồng thời cũng là type truyện rất đỗi quen thuộc không chỉ của Việt Nam Châu Âu mà còn được tìm thấy ở nhiều tộc người khác nhau trên toàn thế giới. Với vấn đề nghiên cứu Cô bé Lọ Lem và Tấm Cám dưới góc nhìn nhân học văn hoá chúng tôi mong muốn góp phần cung cấp một cái nhìn toàn diện và đi sâu vào từng phương diện của văn hoá tộc người cũng như sự thể hiện của nó trong tác phẩm. Từ đó góp phần thể hiện những đặc trưng văn hoá lối tư duy độc đáo của từng dân tộc cũng như giá trị nghệ thuật đặc sắc của truyện kể dân gian. Từ khóa nhân học văn hóa motif Cô bé Lọ Lem Tấm Cám truyện cổ tích 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VIỆC TIẾP NHẬN VĂN HỌC DÂN GIAN DƯỚI GÓC NHÌN NHÂN HỌC VĂN HOÁ Nhân học được xem là khoa học nghiên cứu xã hội và nhân văn phức tạp bậc nhất của thế kỷ XX là bộ môn cực kỳ phát triển ở Bắc Mĩ Tây Âu Nhật Bản. và nhiều quốc gia phát triển khác. Trên thế giới ngành học này đã phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XIX nhưng ở Việt Nam thì cái tên Nhân học còn khá mới mẻ. Nhân học Anthropology là một ngành nghiên cứu .