Trên cơ sở một số nghiên cứu lý thuyết, chính sách thực tiễn trong lĩnh vực lãnh đạo và giáo dục, kết quả tham vấn chuyên gia và triển khai khảo sát các bên liên quan, tác giả đề xuất xây dựng khung năng lực hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế hiện nay. | MỘT SỐ ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG KHUNG NĂNG LỰC HIỆU TRƯỞNG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP Bùi Lê Vũ TÓM TẮT Trên cơ sở một số nghiên cứu lý thuyết chính sách thực tiễn trong lĩnh vực lãnh đạo và giáo dục kết quả tham vấn chuyên gia và triển khai khảo sát các bên liên quan tác giả đề xuất xây dựng khung năng lực hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế hiện nay. Từ khóa khung năng lực năng lực chất lượng giáo dục nghề nghiệp 1. Đặt vấn đề Khung năng lực là mô hình quản trị nhân sự theo năng lực xuất hiện từ thập niên 90 của thế kỷ trước đã trở nên phổ biến trong quản trị nguồn nhân lực nói chung và đặc biệt được quan tâm ứng dụng tại khu vực công của một số nước phát triển Dunleavy P. amp Hood C. 1994 . Năm 2013 Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 05 đề cập tới khung năng lực theo vị trí việc làm mang tính định hướng chung cho hệ thống công nhưng chưa hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế Lê Quân Tạ Huy Hùng Mai Hoàng Anh 2015 . Trong lĩnh vực giáo dục hiện có Thông tư số 14 2018 TT-BGD amp ĐT quy định chuẩn hiệu trưởng giáo dục phổ thông với đầy đủ các cấu phần của một khung năng lực. Đối với giáo dục nghề nghiệp GDNN Việt Nam Faith Graham và Andrew Dean 2018 đã chỉ ra rằng công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giảng dạy và quản lý cần đổi mới thời gian tới. Tác giả mong muốn qua bài viết này đóng góp một góc nhìn một cách tiếp cận trong việc xây dựng khung năng lực cho vị trí hiệu trưởng cơ sở GDNN sau đây gọi tắt là khung năng lực hiệu trưởng để góp phần chuẩn hóa và phát triển đội ngũ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở. Không giống như các khung năng lực lãnh đạo quản lý chung khung năng lực hiệu trưởng dành cho một vị trí cụ thể trong một loại hình tổ chức xác định với những đặc thù của ngành lĩnh vực nên tác giả tiếp cận một cách trực diện từ mục tiêu sử dụng khung năng lực này. Theo quan điểm cá nhân về quản trị nhân sự hai công tác then chốt là đánh giá và đào tạo bồi dưỡng. Trong khi quyết định sử dụng quy hoạch bổ