Sau Chiến tranh lạnh với những thay đổi to lớn của tình hình quốc tế, quan hệ Mỹ - Ấn Độ đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách khiến sự hợp tác phần nào bị hạn chế. Bài viết trình bày tính toán chiến lược của Mỹ và Ấn Độ; Nội dung Hiệp định hạt nhân Mỹ - Ấn. | HIỆP ĐỊNH HẠT NHÂN MỸ - ẤN 2006 BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG QUAN HỆ AN NINH QUỐC PHÒNG MỸ - ẤN ĐỘ LÊ THỊ BẢO YẾN TRẦN THỊ PHƯƠNG LAN Khoa Lịch sử Tóm tắt Sau Chiến tranh lạnh với những thay đổi to lớn của tình hình quốc tế quan hệ Mỹ - Ấn Độ đã trải qua nhiều khó khăn thử thách khiến sự hợp tác phần nào bị hạn chế. Tuy nhiên bước vào thế kỷ XXI quan hệ Mỹ - Ấn Độ có nhiều bước tiến trong đó nổi bật là hợp tác an ninh quốc phòng đây là lĩnh vực được hai nước đặc biệt chú trọng. Trong giai đoạn 2001 2009 quan hệ an ninh quốc phòng Mỹ - Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu mà trong đó Hiệp định hạt nhân Mỹ - Ấn được ký kết vào ngày 2 3 2006 giữa Tổng thống Mỹ G. W. Bush và Thủ tướng Ấn Độ M. Singh được coi là bước phát triển lên một tầm cao mới trong quan hệ hai nước và nằm trong tính toán chiến lược của hai bên. Thành quả này là sự nỗ lực của mỗi nước dựa trên cơ sở lợi ích chung khiến cho quan hệ giữa hai nước nói chung và quan hệ an ninh quốc phòng nói riêng ngày càng tốt đẹp và đầy triển vọng trong tương lai. Từ khóa Mỹ Ấn Độ Hiệp định hạt nhân 1. MỞ ĐẦU Trải qua những sóng gió trong thập niên 90 của thế kỷ XX bước sang đầu thập niên thế kỷ XXI quan hệ an ninh quốc phòng Mỹ - Ấn ngày càng thắt chặt và đạt được nhiều thành tựu đỉnh cao là việc ký kết Hiệp định hạt nhân Mỹ - Ấn 2006. Hiệp định này đã mở đường cho những mối quan hệ hợp tác quân sự Mỹ - Ấn khác thể hiện một bước tiến xa hơn trong quan hệ nói chung và quan hệ an ninh quốc phòng nói riêng giữa hai nước. Thỏa thuận này cũng đánh dấu một thời kỳ phức tạp hơn trong quan hệ hạt nhân giữa các nước. 2. TÍNH TOÁN CHIẾN LƯỢC CỦA MỸ VÀ ẤN ĐỘ Việc ký Hiệp định hạt nhân Mỹ - Ấn được coi là một bước phát triển lên một tầm cao mới trong quan hệ hai nước và nằm trong tính toán chiến lược của cả hai bên trong tình hình thế giới có nhiều biến động sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc nhất là Liên Xô tan rã và Trung Quốc đang nổi lên như một thực thể mới trong bàn cờ địa chính trị khu vực châu Á và thế giới. Trong khi Mỹ muốn lôi kéo Ấn