Đà Lạt, một thời hương xa: Phần 2

Nối tiếp phần 1, phần 2 cuốn sách Đà Lạt, một thời hương xa, nội dung gồm các phần còn lại nói về: hai câu chuyện về tự trị đại học, người tình của hoa đào, một bước tới Sài Gòn, .Mời các bạn cùng tham khảo! | HAI CÂU CHUYỆN VỀ TỰ TRỊ ĐẠI HỌC Trong tờ Tri thức một tập san nghiên cứu của Viện Đại học Đà Lạt số ra tháng Giêng năm 1974 có chuyên đề Vấn đề của đại học. Góp tiếng vào chuyên đề là ba tác giả Cung-giũ-Nguyên với tiểu luận Đại học để làm gì Thiện Cẩm với bài Đại học và xã hội và nhà nghiên cứu triết học Trần Văn Toàn với bài bình luận Xét lại đường lối triết học của chúng ta. Ở vào thời điểm 1974 ba bài viết trên là minh chứng cho thấy sự tiến bộ trong tư duy đại học ngay với cả đời sống đại học ở thì hiện tại khi kẻ khảo cứu ngồi viết những dòng này. Từ chỗ cho rằng đại học không thể là độc quyền của một chính phủ một vài ủy ban của một tổng trưởng hay của vài nhà tư bản mà phải là sự lo âu của nhân dân của những ai ý thức được đại học như hình ảnh tinh hoa của cả tương lai dân tộc Cung-giũ-Nguyên một giáo sư nhà văn viết tiếng Pháp đương thời sinh sống dạy học nghiên cứu tại Nha Trang diễn giải thêm về sự cần thiết phải có một cộng đồng tự trị đại học Nằm trong luật lệ quốc gia như mọi tổ chức khác đại học không cần phải là một cơ quan thừa hành chính sách hay đường lối giáo dục hẹp hòi nào đại học phải vượt khỏi những ĐÀ LẠT MỘT THỜI HƯƠNG XA 189 ảnh hưởng chính trị hay tài chánh có thể làm sai đường của một học hỏi thật sự khách quan. Vì một quốc gia cần phải có một nơi giữ gìn mẫu mực chân lý cần gìn giữ một nơi mà người ta được phép đặt lại mọi vấn đề kể cả vấn đề của quốc gia và những người lãnh đạo việc nước cũng như một xã hội cần bảo vệ và kính trọng những thánh đường những tu viện như những nơi thực thi và duy trì các giá trị đạo đức và thần linh để mẫu mực so sánh và phán đoán. Cho đại học tự trị cũng như cho tư pháp hay hành pháp biệt quyền để đóng góp vào sinh hoạt của quốc gia hợp với quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân Khai phóng dân tộc nhân bản không thể chỉ là những khẩu hiệu suông những châm ngôn đẹp. Nhưng đó phải là cả một chương trình thực tế linh mục giáo sư Thiện Cẩm viết trong bài tiểu luận Đại học và xã hội. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.