Kỹ thuật mới tưới tiết kiệm cho cà phê

Nguyên lý của việc tưới nước theo kỹ thuật mới này là các nhà khoa học dựa vào đặc điểm sinh học của cây cà phê: Khối lượng rễ chủ yếu tập trung ở tầng mặt đất (từ 0 đến 30cm), độ bao phủ của hệ rễ biến động từ 0 đến 50 cm nên có nhu cầu nước rất cao | Nguyên lý của việc tưới nước theo kỹ thuật mới này là các nhà khoa học dựa vào đặc điểm sinh học của cây cà phê: Khối lượng rễ chủ yếu tập trung ở tầng mặt đất (từ 0 đến 30cm), độ bao phủ của hệ rễ biến động từ 0 đến 50 cm nên có nhu cầu nước rất cao. Bình thường trước đây bà con tưới nước cho cà phê theo 2 hình thức: Tưới phun mưa và tưới gốc với khối lượng rất cao, vượt từ 300 đến 400 lít nước cho 1 gốc/lần tưới so với yêu cầu của cây cà phê nên gây lãng phí rất lớn. Thay vì tưới nước theo phương pháp cũ, kỹ thuật tưới nước theo phương pháp mới cho thấy có thể tưới nước tiết kiệm hơn mà vẫn bảo đảm năng suất, thậm chí còn đạt năng suất cao hơn. Với các diện tích cà phê mới trồng, với các dòng vô tính chọn lọc, năm đầu bà con chỉ cần tưới với lượng nước 120 lít/1 gốc/lần tưới, chu kỳ 20 đến 22 ngày và 2 năm tiếp theo cũng chỉ cần tưới với lượng 240 lít nước/1 gốc/lần tưới, chu kỳ 20 đến 22 ngày là đủ để cây phát triển bình thường trong mùa khô hạn. Đối với các diện tích cà phê đã bắt đầu cho thu hoạch và cho năng suất ổn định, sau thu hoạch triển khai với lượng nước khoảng 500 lit1 gốc/lần tưới, chu kỳ tưới 25 đến 30 ngày vẫn giúp cây cà phê phát triển tốt, đạt năng suất vụ sau từ 3 đến 4 tấn/ha cà phê nhân trở lên (mỗi mua khô, nhu cầu tưới nước cho cây cà phê 3 lần). Theo Ts. Lê Ngọc Báu, Phó Viện Trưởng Viện KHKT Nông lâm Nghiệp Tây Nguyên thì mấu chốy quan trọng của kỹ thuật tưới nước hợp lý, tiết kiệm là phải xác định cho đúng thời điểm tưới nước lần đầu của vụ tưới (tưới đầu vụ). Tưới quá muộn (bắt đầu giới hạn chịu ẩm cho phép 25 đến 26 %) làm cho cây cà phê khó phục hồi trạng thái khô héo để phát triển bình thường, thậm chí không phục hồi được. Hiện nay các mô hình tưới nước theo kỹ thuật mới này đã và đang được áp dụng rộng rãi ở một số địa phương trọng điểm trồng cà phê vối của tỉnh Đắk Lắk đưa lại hiệu quả thiết thực cho các doanh nghiệp và bà con nông dân các dân tộc. Hy vọng rằng tiến bộ kỹ thuật này nhanh chóng được nhân rộng trên toàn bộ khu vực trồng cà phê ở tây Nguyên trong thời gian sớm nhất.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.