Nghiên cứu khả năng tạo màng kỵ nước và chống mốc trên bề mặt kính quang học của hợp chất cơ silic

Màng phủ bảo vệ cho kính quang học trên cơ sở hợp chất cơ silic được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel từ polymethyl hydrosiloxan (PMHS) và tetraethoxysilane (TEOS) với xúc tác kiềm. Khả năng kỵ nước và chống mốc của màng được đánh giá bằng phương pháp đo góc tiếp xúc giọt nước và nuôi cấy nấm mốc. Sự ảnh hưởng của màng đến tính năng của kính được đánh giá bằng cách xác định độ truyền quang bằng phương pháp quang phổ và hình thái bề mặt của kính sau khi phủ xác định bằng phương pháp AFM. | Nghiên cứu khoa học công nghệ Nghiên cứu khả năng tạo màng kỵ nước và chống mốc trên bề mặt kính quang học của hợp chất cơ silic Nguyễn Thị Hương1 Vũ Minh Thành1 Đào Thế Nam1 Nguyễn Văn Quỳnh2 1 Viện Hóa học - Vật liệu Viện Khoa học và Công nghệ quân sự 2 Đại học Việt Pháp Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam. Email nguyenhuong0916@. Nhận bài ngày 08 02 2022 Hoàn thiện ngày 15 3 2022 Chấp nhận đăng ngày 10 4 2022. DOI https TÓM TẮT Màng phủ bảo vệ cho kính quang học trên cơ sở hợp chất cơ silic được tổng hợp bằng phương pháp sol-gel từ polymethyl hydrosiloxan PMHS và tetraethoxysilane TEOS với xúc tác kiềm. Khả năng kỵ nước và chống mốc của màng được đánh giá bằng phương pháp đo góc tiếp xúc giọt nước và nuôi cấy nấm mốc. Sự ảnh hưởng của màng đến tính năng của kính được đánh giá bằng cách xác định độ truyền quang bằng phương pháp quang phổ và hình thái bề mặt của kính sau khi phủ xác định bằng phương pháp AFM. Kết quả thu được cho thấy màng phủ hầu như không làm thay đổi độ truyền quang của kính quang học. Khả năng chịu nước và chống nấm mốc tăng lên đáng kể thể hiện ở góc tiếp xúc giọt nước lớn hơn và sợi nấm chỉ phát triển sau thời gian 39 ngày nuôi cấy trong điều kiện thuận lợi. Từ khóa Polymethylhydrosiloxan Tetraethoxysilan Kính quang học Màng phủ kỵ nước. 1. MỞ ĐẦU Nước ta nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng mạnh bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa có đường bờ biển trải dọc theo chiều dài đất nước với trên 4000 hòn đảo lớn nhỏ đây là điều kiện thuận lợi để cho nấm mốc phát triển gây ăn mòn thiết bị kỹ thuật nói chung và kính quang học nói riêng. Để hạn chế quá trình này đã có nhiều phương pháp bảo quản ứng dụng để chống mờ mốc cho kính ngắm quang học như sử dụng khí trơ để bảo quản chế phẩm chống mốc hòm hộp bao gói kín Tuy nhiên kính sau bảo quản đưa vào sử dụng thường bị mờ đặc biệt khi sử dụng trong môi trường biển đảo. Nguyên nhân mờ có thể do trong quá trình sử dụng kính bị tác động của môi .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.