Diễn ngôn lịch sử trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai nhìn từ biểu tượng

Bài viết bước đầu khảo sát và đưa ra một số hướng nghĩa biểu trưng của biểu tượng “mưa đỏ”, “dòng sông”, “cái chết” và “bóng đêm” trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai. Những hướng nghĩa biểu trưng này phần nào thể hiện rõ nét cuộc chiến tranh của dân tộc qua cách nhìn của nhà văn, đồng thời thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ trong việc sử dụng biểu tượng để biểu đạt ý nghĩa trong tác phẩm văn học của mình. | KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN 12 2019 DIỄN NGÔN LỊCH SỬ TRONG TIỂU THUYẾT MƯA ĐỎ CỦA CHU LAI NHÌN TỪ BIỂU TƯỢNG LƯU BẢO NGỌC PHẠM LÊ HUỲNH ANH Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Email luubaongoc141@ Tóm tắt Biểu tượng nghệ thuật luôn chiếm một vị trí quan trọng trong nghiên cứu văn học. Nó giúp người đọc dễ dàng tiếp cận với tác phẩm dễ dàng nắm bắt thế giới nghệ thuật của nhà văn và tất nhiên cũng sẽ dễ dàng hiểu một cách hoàn chỉnh nhất về thông điệp mà tác giả muốn gửi đến. Dựa trên cơ sở lý thuyết diễn ngôn và lý thuyết biểu tượng bài báo bước đầu khảo sát và đưa ra một số hướng nghĩa biểu trưng của biểu tượng mưa đỏ dòng sông cái chết và bóng đêm trong tiểu thuyết Mưa đỏ của Chu Lai. Những hướng nghĩa biểu trưng này phần nào thể hiện rõ nét cuộc chiến tranh của dân tộc qua cách nhìn của nhà văn đồng thời thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ trong việc sử dụng biểu tượng để biểu đạt ý nghĩa trong tác phẩm văn học của mình. Từ khóa Diễn ngôn biểu tượng mưa đỏ dòng sông cái chết bóng đêm. 1. MỞ ĐẦU Nghiên cứu về diễn ngôn từ lâu đã trở thành đề tài hấp dẫn được nhiều nhà khoa học thế giới quan tâm. Ở Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ XX sự chuyển biến trong đời sống xã hội văn hóa thẩm mỹ cùng những thay đổi nhất định trong định hướng văn học đã ảnh hưởng ít nhiều đến sự dịch chuyển và vận hành của diễn ngôn tiểu thuyết. Tinh thần đổi mới đã tạo được nguồn cảm hứng dạt dào khơi gợi sự thức tỉnh của cái tôi nhà văn truy tìm suy vấn những cái mới trong sáng tạo nghệ thuật khi nói về đề tài lịch sử. Nghiên cứu diễn ngôn từ góc nhìn biểu tượng là một hướng đi mới góp phần vào việc tìm hiểu lí giải cách nhìn cách hiểu quan niệm của tác giả về các biểu tượng cũng như lịch sử của dân tộc. 2. NỘI DUNG . Giới thuyết về diễn ngôn lịch sử và biểu tượng trong văn học . Diễn ngôn lịch sử Diễn ngôn lịch sử mang một ý nghĩa quan trọng không chỉ với hành trình sáng tạo của nhà văn mà còn chi phối tâm thế thưởng thức của độc giả. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    68    2    29-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.