Thực trạng sức khỏe tâm thần ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở

Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở (THCS), đây được coi là thời kì phát triển phức tạp nhất. Đồng thời là giai đoạn khiến học sinh (HS) THCS dễ nảy sinh, có các vấn đề về sức khoẻ tâm thần (SKTT). Việc quan tâm đến SKTT cho HS THCS là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. | KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN 12 2019 THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở LỨA TUỔI HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HỒ THỊ HÃO Khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Huế Đại học Huế Tóm tắt Ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở THCS đây được coi là thời kì phát triển phức tạp nhất. Đồng thời là giai đoạn khiến học sinh HS THCS dễ nảy sinh có các vấn đề về sức khoẻ tâm thần SKTT . Việc quan tâm đến SKTT cho HS THCS là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Bảng kiểm kê hành vi ở trẻ em từ 6 đến 18 tuổi Youth Self Report - YRS của Achenbach đã được sử dụng để tìm hiểu thực trạng SKTT của học sinh THCS. Nghiên cứu tiến hành trên 278 HS được lựa chọn ngẫu nhiên từ khối 8 và khối 9. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ HS có nguy cơ về các vấn đề SKTT và HS có các vấn đề về SKTT ở mức độ khá cao. Tỉ lệ HS có những hành vi hướng nội cao hơn hướng ngoại. Than phiền cơ thể và lo âu trầm cảm là những hành vi có vấn đề về SKTT thường gặp nhất ở các em. Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng SKTT ở lứa tuổi HS THCS nghiên cứu cũng đã đề xuất các biện pháp giúp cải thiện SKTT ở lứa tuổi HS THCS. Từ khóa Sức khỏe tâm thần hành vi hướng nội hành vi hướng ngoại học sinh trung học cơ sở. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lứa tuổi HS THCS lứa tuổi được gọi với nhiều cái tên khác nhau như thời kỳ quá độ tuổi khó bảo tuổi khủng hoảng tuổi bất trị . Đây được coi là thời kì phát triển phức tạp nhất và cũng là thời kì chuẩn bị quan trọng cho những bước trưởng thành sau này với sự phát triển có nhiều biến động nhất. Ở lứa tuổi này trẻ sẽ có sự khủng hoảng trong quan hệ với người lớn trẻ muốn tự khẳng định bản thân trong khi đó sự phụ thuộc vào cha mẹ ở trẻ là rất lớn. Từ đây có thể dễ tạo ra mâu thuẫn giữa trẻ và cha mẹ. Đối với trẻ ở lứa tuổi này cảm xúc của các em rất phong phú và phức tạp bồng bột không kiềm chế được cảm xúc của bản thân. Tính dễ kích động ở HS THCS dễ khiến cho các em rơi vào trạng thái tiêu cực buồn bực muốn ở mình khép kín bản thân hành vi là rối loạn cảm xúc ứng xử tăng động có vấn đề với bạn

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.